Bị bệnh cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Cao huyết áp nên ăn gì, không nên ăn gì, là câu hỏi mà rất nhiều người bị huyết áp cao vẫn luôn thắc mắc. Sau đây chúng tôi xin nêu ra những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
1. Cao huyết áp nên ăn gì?
Cao huyết áp nên ăn gì, là câu hỏi mà rất nhiều người bị huyết áp cao vẫn luôn thắc mắc. Sau đây chúng tôi xin nêu ra những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp để mọi người có thể giải đáp được băn khoăn của mình về câu hỏi cao huyết áp nên ăn gì?
– Cần tây:
Nên chọn cần càng tươi càng tốt, đem cần rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước, cho thêm một chút mật ong vào, mỗi ngày uống nước ép cần tây 2 lần, mỗi lần 40ml.
– Cải cúc:
Người bị huyết áp cao nên dùng cải cúc làm rau ăn trong bữa ăn hàng ngày, hoặc ép lấy nước uống, mỗi ngày nên uống 50ml, chia ra 2 lần sáng và chiều. Ngoài ra, cải cúc đặc biệt thích hợp với những người bệnh ca ohuyết áp mà có kèm theo triệu trứng đau đầu và nặng đầu.
– Măng lau:
Đây là một thực phẩm rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp và bệnh xơ vữa động mạch.
– Cà chua: Người bệnh cao huyết áp nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 2 trái cà chua sống sẽ làm tăng khả năng hạn chế huyết áp cao rất tốt. Đặc biệt, là với những bệnh nhân có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
– Cà:
Cà tím là thực phẩm mà có chứa rất nhiều vitamin P, đây là chất giúp cho thành mạch máu được mềm mại hơn , phòng chống tình trạng rối loạn vi tuần hoàn, hay gặp nhất ở những người bệnh cao huyết áp, và các bệnh lý liên quan đến tim mạch khác.
– Cà rốt: Cà rốt thì nên dùng củ tươi, rửa sạch, đem ép lấy nước uống ngày 2 lần, và mỗi lần uống chừng 50ml.
– Nấm hương và nấm rơm:
Đây là những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, và lại có khả năng cao phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và bệnh cao huyết áp.
– Mộc nhĩ:
Có thể bổ sung mộc nhĩ vào chế độ ăn hàng ngày của người huyết áp cao, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng (10g), hoặc mộc nhĩ đen (6g), đem nấu cho nhừ rồi bỏ thêm thêm 10g đường phèn, món này có thể ăn đều đặn trong ngày, nhất là khi có biến chứng đáy mắt xuất hiện thì.
– Tỏi:
Người bệnh nên kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc ăn tỏi đã ngâm giấm, nếu không thể ăn tỏi có thể uống 50ml giấm ngâm tỏi, làm thế một thời gian là có thể duy trì mức huyết áp ổn định ở mức bình thường.
– Lạc:
Trong dân gian từ xưa lạc đã được dùng để ngâm với giấm, sau 5 ngày ăn để chữa cao huyết áp. Lạc ngâm dấm mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt.
– Hải tảo, hải đới và thảo đỏ:
Đây là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh huyết áp, bạn có thể phối hợp cả 3 loại cùng một lúc, hoặc thay thế nhau.
– Đậu Hà Lan và đậu xanh:
Theo kinh nghiệm từ dân gian thì các thầy lang thường khuyên dùng đậu xanh hầm nhừ với hải đới, hoặc đậu xanh và vừng đen đã sao thơm, tán bột ăn để ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 50g.
– Sữa đậu nành:
Người bệnh huyết áp mỗi ngày nên dùng khoảng 1.000ml sữa đậu nành pha lẫn với 100g đường trắng, nên chia làm vài lần uống trong ngày.
– Táo:
Nên ăn 3 quả Táo mỗi ngày hoặc ép lấy nước uống 3 lần.
– Lê :
Tương tự như táo, bạn có thể ăn 1-2 quả lê mỗi ngày, hoặc ép lấy nước uống.
– Chuối tiêu:
Mỗi ngày người bệnh nên ăn từ 1- 2 quả chuối, hoặc dùng vỏ chuối tiêu tươi (30- 60g) sắc uống thay trà.
– Dưa chuột:
Có thể ăn sống hoặc chế biến thành dưa góp, tuy nhiên không nên cho quá nhiều muối.
– Mã thầy:
Mã thầy mỗi ngày nên dùng 60-120g, đem rửa sạch, ép lấy nước, và chia uống 3 lần trong ngày, hoặc có thể dùng 120g sắc nước uống cùng với hải tảo, nên uống thay trà.
2. Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?
Giống như câu hỏi người bệnh cao huyết áp nên ăn gì, thì dưới đâu sẽ trả lời câu hỏi cao huyết áp không nên ăn gì?
-Tránh ăn mặn: Trong muối ăn có natri có tác dụng tiết ra nhiều dịch tế bào, và dẫn đến tim đập nhanh, làm tăng huyết áp. Do đó, những người huyết áp cao thì nên kiêng ăn mặn.
-Tránh ăn thức ăn cay và thức ăn tinh:
Thức ăn có tính cay hoặc thức ăn có chứa tinh bột như: bột mỳ, và các loại bánh ngọt… đều làm cho việc đại tiện trở lên khó khăn, dẫn đến táo bón. Trong trường hợp đi đại tiện khó khăn sẽ rất dễ dẫn đến huyết áp sẽ tăng cao, và gây nguy cơ xuất huyết não.
– Không ăn nội tạng động vật: Những người bị huyết áp cao thì không nên ăn các loại nội tạng động vật như: gan, tim, ruột non… bởi vì trong các thực phẩm này rất giàu cholesterol, sẽ làm tăng huyết áp.
Mặt khác, trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, các loại thức ăn này sẽ làm sản sinh ra một chất làm huyết áp không ổn định. Do đó, bữa ăn hàng ngày của người bệnh nên chọn các thức ăn như: rau quả tươi, cá, và đậu phụ..
– Nên hạn chế thức ăn chứa nhiều năng lượng.
Vì thức ăn chứa nhiều năng lượng như: đường glucô, đường mía, hay chocolate… sẽ rất dễ dẫn đến bệnh béo phì. Đồng thời béo phì thì nguy cơ mắc cao huyết áp sẽ nhiều hơn so với những người gầy.
– Tránh ăn nhiều mỡ: Không nên ăn nhiều thực phẩm chiên, rán, nướng và thịt mỡ vì nó sẽ làm cho hàm lượng mỡ trong máu tăng cao hơn, từ đó khiến cho động mạch bị xơ cứng, gây tăng huyết áp.
-Người bệnh nên hạn chế ăn nhiều thịt gà: vì thịt gà có lượng dinh dưỡng ở mức cao, khi ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho cholesterol trong máu và huyết áp tăng cao. Nên người bệnh không nên ăn thịt gà.
– Nói không với rượu, bia: Khi uống rượu sẽ làm cho tim đập nhanh hơn, các mạch máu co lại, và huyết áp tăng cao, dẫn đến muối canxi sẽ bị đọng lại ở thành mạch, gây ra xơ cứng động mạch. Hay uống rượu thường xuyên, thì lâu ngày sẽ dễ dàng đến xơ cứng động mạch, huyết áp tăng cao.
– Tránh uống trà đặc:
Người huyết áp cao cần tránh uống trà đặc, vì trong trà đặc có chứa nhiều chất kiềm, và có thể làm cho đại não hưng phấn, dẫn đến tinh thần bất an, gây mất ngủ, tim đập loạn nhịp, là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
Tuy nhiên uống chè xanh thì lại có lợi cho việc chữa trị bệnh cao huyết áp, nên thay vì uống trà đặc, người bệnh nên uống trà xanh.