Vùng kín khô hạn khi mang thai – những nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe
Vùng kín khô hạn khi mang thai là một trong những vấn đề khó nói của mẹ bầu. Vậy vì sao lại có tình trạng khô vùng kín khi mang thai? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Lý giải nguyên nhân vùng kín khô hạn khi mang thai
Khô âm đạo, âm đạo giảm tiết dịch là tình trạng phổ biến mà bất cứ phụ nữ nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai thì vấn đề này thường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Những nguyên nhân sau đây sẽ lý giải cho hiện tượng này:
-
Rối loạn nội tiết tố nữ khi mang thai
Thông thường, âm đạo có một lớp dịch nhầy giúp giữ ẩm và bôi trơn giúp giao hợp dễ hơn. Lớp dịch này được duy trì bởi nội tiết tố estrogen. Tuy nhiên, trong thai kỳ, sản phụ thường bị rối loạn nội tiết tố nữ khiến dịch âm đạo không tiết ra hoặc tiết ra ít. Từ đó, âm đạo sẽ thường xuyên bị khô rát, hay bị viêm nhiễm.
Hiện tượng khô vùng kín khi mang thai diễn ra phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất). Sang tới những tháng tiếp theo của thai kỳ, hormone estrogen sẽ tăng dần lên và tình trạng khô hạn sẽ được cải thiện.
-
Do tâm lý căng thẳng
Phụ nữ mang thai lần đầu, hiếm muộn hoặc từng gặp biến chứng khi mang thai thường chịu nhiều áp lực. Gánh nặng tâm lý đè nặng khiến các chị em lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi. Những bất ổn về tinh thần này cũng là một nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, ảnh hưởng tới khả năng tiết dịch âm đạo làm cho vùng kín khô hạn.
-
Không đủ kích thích khi quan hệ
Việc quan hệ khi “cô bé” bị khô có thể khiến phụ nữ đau rát, thậm chí chảy máu và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Chính vì vậy, màn dạo đầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa cả hai tới những cảm xúc thăng hoa. Với phụ nữ mang thai thì đòi hỏi người chồng phải khéo léo hơn nữa. Trước khi bắt đầu “lâm trận”, chàng phải có một màn dạo đầu thật nóng bỏng để nàng sẵn sàng nhập cuộc.
Việc quan hệ tình dục trong thai kỳ là đề tài nhạy cảm luôn được các cặp đôi quan tâm. Theo các bác sĩ, các cặp đôi nên hạn chế tối đa việc “vận động mạnh” trong 3 tháng đầu thai kỳ để thai nhi ổn định. Từ tháng thứ tư của thai kỳ, việc giao hợp có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, các bạn nên chọn tư thế phù hợp để không gây nguy hiểm cho thai nhi và thai phụ.
Vùng kín khô hạn khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều phụ nữ cho rằng khô hạn khi mang thai là vấn đề không đáng lo ngại và không chú trọng điều trị. Tuy nhiên, vùng kín khô hạn khi mang thai có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe của sản phụ, cụ thể:
-
Đau rát, chảy máu khi quan hệ
Vấn đề đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là cảm giác ngứa và rát vùng kín khó chịu khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của phụ nữ mang thai.
-
Viêm phụ khoa khi mang thai
Vùng kín không được bảo vệ bởi dịch âm đạo rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm phụ khoa. Các biểu hiện của viêm phụ khoa khi mang thai là ngứa vùng kín, huyết trắng có màu xanh/vàng, đau rát, vùng kín có mùi khó chịu, …
Viêm phụ khoa không chỉ khiến phụ nữ gặp bất tiện trong sinh hoạt mà còn dễ dẫn tới các bệnh như:
- Viêm đường tiết niệu;
- Viêm ống dẫn trứng;
- Vỡ nội mạc tử cung;
- Nhiễm trùng vết mổ.
Khi thai phụ bị viêm nhiễm vùng kín, trẻ sinh ra có nguy cơ bị viêm mắt, viêm da, suy dinh dưỡng do tiếp xúc với vi khuẩn và nấm từ người mẹ.
-
Suy giảm chất lượng tình dục
Vùng kín khô hạn khiến các chị em không có nhiều hứng thú với “chuyện ấy” và khó đạt khoái cảm. Ngoài ra, cảm giác đau rát, khó chịu còn khiến phái nữ bị ám ảnh, sợ “yêu” và có xu hướng “trốn” gần gũi chồng. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng tới tình cảm của các cặp đôi và gây đổ vỡ hạnh phúc.
Phụ nữ không nên thờ ơ với tình trạng vùng kín khô hạn khi mang thai để tránh gặp phải những rắc rối về sức khỏe. Chị em cũng nên chủ động sử dụng các liệu pháp tự nhiên để phòng chữa “khô hạn” hay sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như Zlove để có một thai kỳ khỏe mạnh trọn vẹn nhé!