Uống trà hoa đậu biếc đúng cách, uống lúc nào là tốt nhất, đem lại nhiều giá trị nhất cho sức khỏe
Trà hoa đậu biếc nổi lên như 1 hiện tượng về đồ uống có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà hoa đậu biếc cần phải uống đúng cách, đúng thời điểm và liều lượng. Lý do tại sao lại vậy hãy kéo xuống dưới để tìm hiểu chi tiết.
Hướng dẫn uống trà đậu biếc đúng cách
Truyền tai nhau về loại trà hoa đậu biếc tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách uống khiến trà không phát huy được tác dụng. Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, muốn uống trà đậu biếc đúng cách cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
1. Uống với 1 lượng vừa đủ
Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày rất tốt nhưng khi uống nhiều sẽ gây ra những triệu chứng được các chuyên gia y tế cảnh báo như:
- Nhịp tim tăng cao
- Người bồn chồn và lo lắng
- Có thể mắc chứng rối loạn tiêu hóa
Vì vậy khi uống trà hoa đậu biếc các bạn nên chỉ dùng đủ liều lượng, tránh dùng quá nhiều. Mỗi lần pha chỉ dùng tối đa 15 bông và uống 1 đến 2 cốc. Uống đủ sẽ giúp trà phát huy được hiệu quả nhất.
2. Nhiệt độ nước pha trà phù hợp
Tương tự các loại trà khác, trà hoa đậu biếc không nên pha ở nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ phù hợp nhất để pha từ 75 đến 90 độ. Ở nhiệt độ quá cao vị của trà sẽ bị ảnh hưởng. Nếu pha ở nhiệt độ quá thấp tinh dầu trong hoa không tiết được ra hết.
3. Không uống cùng thuốc
Các bác sĩ đều khuyến cáo người đang điều trị bệnh không nên uống thuốc cùng trà. Đối với trà hoa đậu biếc cũng vậy. Dù nó rất tốt cho một số bệnh như: tiểu đường, tim mạch,… nhưng không vì vậy mà các bạn uống cùng với thuốc.
Tanin là một hoạt chất được tìm thấy trong hoa đậu biếc. Hoạt chất này lại tác dụng với 1 số loại thuốc khiến thuốc giảm tác dụng và dễ gây ra các phản ứng phụ. Do đó các bạn tuyệt đối không uống cùng với thuốc điều trị bệnh.
4. Không tráng miệng với trà hoa đậu biếc
Uống trà hoa đậu biếc đúng cách là không uống ngay sau bữa ăn để tráng miệng. Uống trà sau bữa ăn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và đó là một sai lầm cần tránh. Uống trà để tráng miệng sẽ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng và cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.
5. Không uống trà hoa đậu biếc khi đói
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trà hoa đậu biếc kích thích dạ dày tiết dịch chua. Loại dịch này sẽ giảm cảm giác ăn uống khiến ăn không thấy ngon miệng. Đặc biệt khi uống trà vào lúc đói sẽ khiến cho bụng cồn cào khó chịu và dẫn đến nôn nao. Chưa hết, uống khi đói còn có thể dẫn đến hoa mắt và chóng mặt.
6. Không lạm dụng trà, uống thay cho nước lọc
Uống trà hoa đậu biếc đúng cách là không thay cho nước lọc, làm dụng trà. Uống trà thay cho nước lọc sẽ khiến cơ thể bị thiếu một số vi lượng. Bởi vì nước lọc là một phần không thể thiếu đối với con người.
Bên cạnh đó việc lạm dụng quá mức còn gây ra tình trạng mất ngủ. Trong hoa đậu biếc có cafein, đây là một chất kích thích khiến cho tim đập nhanh và kích thích hệ thần kinh dẫn đến mất ngủ.
Uống hoa đậu biếc lúc nào là tốt nhất?
Uống trà hoa đậu biếc đúng cách không chỉ bao gồm những nguyên tắc trên mà còn phải biết uống đúng thời điểm thì mới mang lại tác dụng cho sức khỏe.
Các chuyên gia về trà cho biết, thời điểm uống tốt nhất là sau khi phà được pha xong khoảng 10 phút. Lúc này các dưỡng chất trong trà vừa được tiết ra hết lại có hương vị đậm đà nhất. Nếu trà để quá lâu thì không còn hương vị đậm đà và bị oxy hóa.
Uống trà hoa đậu biếc lúc nào tốt nhất? Trà hoa đậu biếc có 1 thời điểm “vàng” để uống, khi uống vào thời gian này trà cho hiệu quả tốt nhất. Theo các nghiên cứu, trà hoa đậu biếc uống tốt nhất vào khoảng từ 15h đến 17h hàng ngày. Hoặc có thể uống trước khi đi ngủ 30 phút. Uống trà vào các thời điểm trên sẽ giúp giảm cân, đẹp da, giảm căng thẳng và lo âu, ngủ ngon, tốt cho tim mạch, phòng ung thư,…
Uống trà đậu biếc đúng cách là tuân thủ nguyên tắc: pha trà ở nhiệt độ phù hợp, không uống khi đói, uống từ 1 đến 2 cốc mỗi ngày không lạm dụng thay nước lọc, không uống cùng thuốc,… Ngoài ra, các bạn chỉ nên uống trà vào 2 thời điểm là trước ngủ tối 30 phút và từ 15h đến 17h.