Quả kha tử ngâm mật ong chữa ho cho bà bầu có tốt không?
Kha tử, một cái tên khá quen thuộc có trong nhiều bài thuốc đông y. Đây là một loại dược liệu quý, được truyền miệng từ nhiều đời nay. Với nhiều tác dụng như chữa ho, đau họng, chống co thắt dạ dày…Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn về loại dược liệu này:
- 9 Tác dụng không ngờ đến của nha đam (cây lô hội)
- Sự thật về Giảo cổ lam với cái tên “Cây Trường Thọ”
1. Kha tử là gì?
Kha tử thực chất là tên một loại quả, có tên khoa học là Terminalia chebula Retz thuộc họ Chiêu Liêu, hay họ Bàng (Terminalia). Quả còn có tên gọi khác là quả xàng, quả tiếu, quả Chiêu liêu hồng, Chiêu liêu xanh, Chiêu liêu, Cà lích…
Đặc điểm: Cây Chiêu Liêu (Kha tử) có tán rộng cao từ 15 đến 20m, thân gỗ, vỏ thân màu xám, vách nứt dọc. Cành non có lông, hoa màu trắng, có mùi thơm, mọc ở đầu cành hoặc các kẽ lá. Cây thường ra hoa vào tháng 5, 6 có nhiều hoa nhỏ, thơm, xếp thành chùm. Quả kha tử dược liệu có dạng hình trứng dài từ 2,5 đến 3cm, từ 2 đầu, ốc 5 cạnh, màu nâu nhạt, có thịt đen, chứa hạt bên trong.
2. Quả kha tử trồng ở đâu?
Cây chiêu liêu mọc hoang ở nhiều nơi, đang được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Cây thường mọc hoang ở một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Miến Điện, Lào…
Chức năng của cây: Chiêu liêu là loại cây ưa sáng, cây có thể mọc được trên cả đất pha sét, đất cát. Chịu được lạnh, khô và lửa do cây có lớp vỏ dày. Cây thường được trồng để lấy bóng mát, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Ngoài chức năng lấy bóng mát, làm đẹp khuôn viên nhà, thành phố… Quả Kha tử còn được dùng làm thuốc như: quả kha tử trị ho, hư phế, đau bụng, …
Khai thác, chế biến: quả Chiêu liêu thường được thu hái khi quả bắt đầu chuyển vàng hoặc có màu vàng là có thể khai thác về phơi khô và chế biến thành dược liệu như:
Chiêu liêu nướng: Dùng bột mì pha nước cho nhão để bao quả, phơi cho se, đem xao cát cho đến khi vỏ có màu đen, bóc vỏ bao, nhân.
Bột kha tử: đem ủ ấm quả chiêu liêu hoặc đồ cho mềm, bổ đôi quả, bỏ nhân, phơi khô rồi nghiền thành bột.
Ngoài ra, chiêu liêu còn được chế biến thành: chiêu liêu sống, chiêu liêu thán, thiêu liêu xao…
Thành phần hóa học: Cây có chứa đến 51% là tanin gồm các galic, axit, chebulinic, luteolic giúp điều trị nhiễm khuẩn, chống vi khuẩn, vi rút. Chứa terchebin, chebutin có tác dụng trợ tim, chống co thắt cơ trơn, chống co thắt dạ dày, ruột, điều trị ho…Nhân có chứa 3-7% chất dầu, trong suốt và 30% chất săn da.
3. Quả kha tử có tác dụng gì trong điều trị ho?
Quả chiêu liêu xanh có chứa hoạt chất làm săn da, gây sổ, có tính gây trung tiện, đối với quả già gây xổ mạnh. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, chống bầm dập, trợ tim. Bên cạnh đó, quả kha tử có dùng được cho bà bầu, giúp điều trị ho rất tốt.
Vì sao hạt kha tử trị ho?
Theo đông y, quả Chiêu liêu có vị chua, chát được bào chế thành các vị thuốc trị bệnh rất quý. Có tác dụng trừ ho, viêm họng, khản tiếng, khô cổ, sạch phổi.
- Đối với y học hiện đại, quả chiêu liêu có chứa 51% tamin, alloy, polysaccharide, terchebi…
- Hợp chất tanin có chứa các chất như egalic, luteolic, chebulinic,…Khi kết hợp với nhau tạo tạo thành kháng sinh diệt khuẩn, giúp điều trị ho.
- Polysaccharide có tác dụng cũng tương tự tanin.
- Alloy có hoạt tính kháng virut, ức chế virut loại 1, giúp tăng sức đề kháng cơ thể.
- Terchebi giúp chữa ho, chống co thắt dạ dày, trợ tim…
Công dụng của quả kha tử chữa ho?
Được truyền miệng từ xưa đến nay, quả Chiêu liêu được xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị ho, sạch phổi, trị phế hư, viêm cầu họng, khản tiếng, hen, long đờm… những người hát rong thường sử dụng quả kha tử ngâm mật ong tránh mất giọng, đau họng và giúp cho giọng hát trong hơn. Một số bài thuốc từ kha tử trị viêm họng như:
- Ho khàn tiếng: Đập dập quả chiêu liêu, bỏ hạt, cát trắng, cam thảo sắc nước uống. Ngày 3 lần, dùng đến khi khỏi thì thôi.
- Trị viêm họng, khó nuốt: lấy ruột quả chiêu liêu ngậm, rồi nuốt cho đến khi hết chát, cách khoảng vài giờ ngậm 1 lần, ngày ngậm từ 3 đến 4 quả. Hoặc dùng quả liêu chiêu, cam thảo, cát cánh sắc nước uống trong ngày.
- Quả kha tử chữa ho cho bé: Do quả lành tính, không độc, nên quả chiêu liêu là bài thuốc rất tốt đối với trẻ nhỏ. Bạn đem nướng quả chiêu liêu, rồi thả vào nước ấm, cho một ít muối rồi cho bé ngậm dần.
- Ho lâu ngày: Chiêu liêu 4g sắc nước uống
4. Quả kha tử chữa ho cho bà bầu được không?
Chúng ta đều biết khi mang thai, các mẹ bầu thường dễ bị hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, cảm cúm, ho lâu ngày không khỏi. Nhưng lại không được dùng thuốc, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nghiêm trọng có thể làm sảy thai.
Với bài thuốc từ hạt kha tử chữa ho cho bà bầu giúp cải thiện được các triệu chứng thường gặp ở bà bầu, như ho, ngạt mũi, khó thở, không khạc đờm, sốt, đau tức ngực. Dùng quả chiêu liêu sao vàng lên cho chín rồi ngậm vào miệng, để chiêu liêu tiết ra một dạng chất lỏng, có vị chát, ngậm đến khi hết vị chát thì bỏ ra. Thời gian ngậm một quả khoảng vài tiếng, sau khi ngậm xong bạn sẽ thấy đỡ hẳn, ngày có thể ngậm từ 2 đến 3 quả.
Đối với mẹ bầu ngoài sử dụng kha tử chữa ho còn có thể ngậm gừng tươi, mật ong hấp quất, đường phèn hấp hẹ, quả kha tử ngâm mật ong …đều có tác dụng tốt trong điều trị ho. Mẹ bầu cần ăn bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tránh ẩm ướt, gió, tăng cường nghỉ ngơi.
5. Hướng dẫn cách ngậm kha tử với mật ong
Bài thuốc từ kha tử, mật ong đã được nhiều mẹ bỉm sữa ca tụng giúp chữa ho chỉ trong 1 nốt nhạc. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn Cách ngâm quả kha tử với mật ong:
Chuẩn bị: Chiêu liêu, mật ong
Cách làm: Quả chiêu liêu chín, được phơi khô, sấy rồi tán thành bột đem trộn cùng mật ong để sau 1 tiếng là có thể dùng được.
Kha tử ngâm mật ong chữa ho là bài thuốc cực kỳ đơn giản, hiệu quả giúp điều trị ho, viêm họng, giúp nâng cao hệ miễn dịch, ức chế một số loại vi rút có thể sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai.
6. Quả kha tử chữa bệnh gì? Những tác dụng điều trị bệnh của loại quả này?
Ngoài tác dụng chữa ho, các bệnh viêm họng, viêm phế quản thì quả chiêu liêu được có mặt trong rất nhiều các bài thuốc như:
- Quả Chiêu liêu chữa ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, đi ỉa mãn tính kèm theo sốt: Dùng 8g chiêu liêu được nướng chín, 5g hoàng liên, 5g mộc hương tán thành bột, pha với nước, uống trong ngày.
- Kiết lỵ: Chiêu liêu 30g, Hoàng liên 100g, hạt nhục đậu 20g tán thành bột, trộn với hồ rồi nặn thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 30 viên, chia 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng quả kha tử trị viêm họng:
- Quả chiêu liêu không sử dụng đối với bệnh nhân có triệu chứng nhiệt tích trệ.
- Viêm họng, mất tiếng dùng quả xanh sẽ tốt hơn.
- Viêm họng do phế có thực, người mới cảm, táo bón không dùng quả chiêu liêu.
- Trước khi dùng bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý dùng tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
7. Chiêu liêu được bán ở đâu?
Hiện nay Chiêu liêu đang được bán ở hầu hết các tiệm thuốc bắc, phòng khám đông y… không khó để bạn có thể tìm và mua được Chiêu liêu. Nhưng bạn cần phải chọn một địa chỉ uy tín, có giấy phép hành nghề để chọn và mua dược liệu kha tử. Tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng…gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền mất tật mang.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về loại cây này, cũng như một số tác dụng của hạt kha tử trị ho. Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về thảo dược Việt Nam. Chúc các bạn thành công