Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp là căn bệnh không mấy xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, hầu hết mọi người chỉ lo lắng về căn bệnh huyết áp cao nhiều hơn, còn huyết áp thấp dường như vẫn còn bị xem nhẹ. Bằng chứng là có rất nhiều người thậm chí còn không biết chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu!
Quả đúng là bệnh huyết áp cao thì dễ để lại nhiều biến chứng khủng khiếp và nhanh chóng hơn. Nhưng nói thế không có nghĩa là chúng ta có quyền xem nhẹ huyết áp thấp đâu nhé! Để hiểu vấn đề rõ hơn, hãy đọc bài viết này để biết huyết áp bao nhiêu là thấp, và căn bệnh này nguy hiểm đến mức độ nào.
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu
Huyết áp là gì
Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp là gì, huyết áp bao nhiêu là thấp… chúng ta cần phải hiểu hơn về huyết áp! Trái tim của con người có nhiệm vụ co bóp để bơm máu, mang theo năng lượng và oxy đến khắp các bộ phận trên cơ thể. Lực đẩy mà máu tác động vào 2 bên thành mạch máu khi nó di chuyển trong cơ thể thì được gọi là huyết áp.
Chỉ số huyết áp là gì
Có 2 chỉ số khi người ta đo huyết áp, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Muốn xác định được huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp là bao nhiêu thì trước hết ta phải hiểu rõ về 2 chỉ số này:
- Huyết áp tâm thu (hay “huyết áp tối đa”, hoặc gọi ngắn gọn là “số trên”): Là chỉ số huyết áp đo được khi tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương (hay “huyết áp tối thiểu”, hoặc gọi ngắn gọn là “số dưới”): Là chỉ số huyết áp đo được khi tim nghỉ giữa 2 lần co bóp.
Dựa vào các chỉ số trên, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp huyết áp thấp là bao nhiêu. Đơn vị đo chỉ số huyết áp là mi-li-mét thủy ngân (mmHg). Khi biểu thị, chỉ số huyết áp tâm thu đứng trước, huyết áp tâm trương đứng sau (ví dụ 120/80 mmHg, trong đó 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp tâm trương).
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu
Chỉ số huyết áp ở một người trưởng thành thường dao động trong khoảng 90/60mmHg – 139/89mmHg (Chỉ số chuẩn, biểu thị sức khỏe tốt nhất là 120/80 mmHg). Theo đó, một người được xác định là có chỉ số huyết áp thấp khi người đó đo được huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg, và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.
Về cơ bản lý thuyết thì là như vậy, nhưng trên thực tế huyết áp bao nhiêu là thấp thì còn tùy thuộc vào từng đối tượng (giới tính, độ tuổi), xin mời tham khảo bảng phân loại chi tiết sau đây:
Biểu hiện của huyết áp thấp là gì
Không phải ai cũng có thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên, đồng thời không phải ai cũng nắm rõ huyết áp thấp là bao nhiêu. Vì vậy, ta có thể nhận biết mình có đang bị huyết áp thấp hay không, thông qua các biểu hiện thường ngày như sau:
- Chóng mặt
- Trí nhớ kém
- Lạnh trong người
- Mắt mờ
- Chân tay lẩy bẩy
- Cơ thể mệt mỏi
- Buồn nôn
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Ngất xỉu
Nếu thường xuyên thấy mình có các biểu hiện trên thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, sẽ tư vấn cho bạn biết huyết áp thấp là bao nhiêu, bạn có đang bị huyết áp thấp hay không.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không
Sau khi đã tìm hiểu và nắm được huyết áp thấp là bao nhiêu, ắt hẳn nhiều người sẽ lo lắng không biết nếu bị huyết áp thấp thì có gặp nguy hiểm gì không. Trên thực tế thì mọi người ít quan tâm đến huyết áp thấp, họ thường lo lắng về bệnh cao huyết áp nhiều hơn. Tuy nhiên, sự thật là nếu bệnh huyết áp thấp không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có thể để lại nhiều nguy cơ cho người bệnh.
Người bệnh huyết áp thấp rất dễ bị tổn thương các cơ quan quan trọng như não, tim, thận… bởi lẽ huyết áp thấp khiến cho lượng máu (mang theo dinh dưỡng và oxy) cung cấp đến các cơ quan này không đủ, dẫn đến sự suy nhược và dễ tổn thương. Như vậy đủ để thấy mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp là bao nhiêu.
Đừng ngờ nghệch phân vân rằng “huyết áp thấp có nguy hiểm không”! Bởi lẽ nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng huyết áp thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy thận, đau thắt ngực, một số trường hợp còn dẫn tới tai biến mạch máu não… gây nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Huyết áp thấp kéo dài còn gây suy gan, thận, tim, phổi một cách nhanh chóng.
Khi bị huyết áp thấp là bao nhiêu mối nguy hiểm kể trên sẽ rình rập người bệnh. Ấy là chưa kể đến những tình huống kém may mắn rất có thể xảy ra nếu người bệnh bị choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu trong khi đang lái xe, đang đứng trên cầu thang hay ở một vị trí cao nguy hiểm nào đó.
Huyết áp thấp và cách điều trị
Bên cạnh việc quan tâm hơn đến chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu, bạn cũng nên sắm cho gia đình một bộ dụng cụ đo huyết áp tại nhà để kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, việc tìm hiểu nhiều hơn về huyết áp thấp và cách điều trị chứng bệnh này cũng rất quan trọng.
Khi có các biểu hiện đáng ngờ, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác hơn. Sau khi thăm khám và giải thích cho bệnh nhân về huyết áp thấp là bao nhiêu, các sẽ đưa ra kết luận về tình trạng huyết áp của bạn cũng như cách khắc phục tình trạng đó. Đối với các bệnh nhân huyết áp thấp, thường khuyên họ tuân theo một số chỉ dẫn sau đây trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa (nhất là bữa sáng)
- Ăn khoảng 10 – 15 gram muối mỗi ngày – mặn hơn một chút so với nhu cầu của người bình thường.
- Không uống rượu bia, chất kích thích
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, chẳng hạn như Yoga, thể dục dưỡng sinh, đi bộ…
- Nên trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn về huyết áp thấp và cách điều trị, đồng thời không quên ghi nhớ huyết áp thấp là bao nhiêu.
Đúng vậy, chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu là một câu hỏi rất đáng được lưu tâm để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chính bạn. Xin đừng chủ quan trước chứng bệnh tưởng như là vô hại này nhé!