Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Nếu khoai tây bị như này thì bỏ ngay
Khoai tây mọc mầm có ăn được không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế đây là loại củ khá phổ biến, được nhiều người yêu thích. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi nói trên.
Giải đáp chi tiết thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Khoai tây thuộc nhóm cây nông nghiệp ngắn ngày, thường trồng lấy củ chứa tinh bột. Theo đánh giá đây là loại cây trồng để lấy củ rộng rãi nhất trên thế giới, đồng thời cũng là loại cây đứng thứ tư về sản lượng tươi.
Giải đáp cho thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không, chuyên gia cho biết, khi mọc mầm, các tinh bột có trong thành phần của khoai sẽ chuyển đổi thành các loại đường. Tiếp đó lượng đường này sẽ bị biến đổi thành alcaloit hay còn được gọi với các tên gọi khác là chaconine-alpha và solanine. Những thành phần này không có lợi cho sức khỏe của con người.
Thêm một điều cần phải lưu ý nữa đó là các alcaloit thường được tập trung tại mầm và phần vỏ màu xanh lá cây trên củ. Ngộ độc có thể xảy ra khi bạn ăn phần vỏ xanh có chứa alcaloit.
Khi ăn với lượng nhỏ thì bạn có thể gặp phải một số vấn đề ở đường tiêu hóa bao gồm nôn mửa, đau bụng hay tiêu chảy. Nếu ăn với lượng nhiều hơn các triệu chứng có thể trầm trọng hơn. Thậm chí có thể dẫn tới một số vấn để về thần kinh như mê sảng, đau đầu, sốc, tê liệt, hạ thân nhiệt, thở chậm,….
Thời gian để người bệnh có thể phục hồi sau khi bị ngộ độc khoai tây sẽ phụ thuộc vào hàm lượng alcaloit ăn phải. Triệu chứng ngộ độc thường kéo dài từ 1 tới 3 ngày và đã có những trường hợp phải nằm viện.
Nói tóm lại, đáp ứng của câu hỏi khoai tây mọc mầm có ăn được không là “không nên ăn”. Nếu không may ăn phải bạn có nguy cơ bị ngộ độc và cần tới cơ sở y tế để khám và theo dõi.
Phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm như thế nào?
Như đã giải thích ở thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không ở phần trên. Bạn không nên sử dụng những củ khoai tây đã ở tình trạng mọc mầm. Vậy cần làm gì để phòng tránh tình trạng ngộ độc khoai tây mọc mầm.
Chuyên gia cho biết bạn hoàn toàn có thể loại bỏ và phòng tránh tình trạng khoai mọc mầm bằng cách sử dụng sớm sau khi mua và lưu trữ đúng cách để chúng không có điều kiện lên mầm. Bên cạnh đó cách nấu khoai cũng có thể ảnh hưởng tới nồng độ của chaconine-alpha và solanine.
Việc chiên, xào hay nấu khoai tây ở điều kiện nhiệt độ cao có thể giúp các chất độc hại nói trên phân hủy, đảm bảo an toàn hơn. Tuy vậy cách tốt nhất có lẽ vẫn là sử dụng khoai tây sớm, tránh để lâu và kéo dài trong điều kiện ẩm cao. Bạn có thể chiên, nấu, xào,… ở nhiệt độ cao để phân hủy các thành phần độc hại có trong khoai tây mọc mầm.
Bảo quản khoai tây như thế nào để đảm bảo an toàn?
Điều kiện bảo quản là yếu tố quan trọng có thể hạn chế và ngăn chặn tình trạng khoai lên mầm. Nhờ đó bạn không cần phải băn khoăn với câu hỏi khoai tây mọc mầm có ăn được không. Chính vì thế hãy lưu ý những vấn đề trong việc bảo quản sản phẩm này dưới đây nhé.
Bảo quản củ khoai tây ở những địa điểm thoáng mát
Nghiên cứu đã chỉ ra bảo quản khoai tây trong điều kiện nhiệt độ từ 6 – 10 độ C thì chúng sẽ có thể tươi trong nhiều tháng mà không bị hư hỏng. Ngoài ra điều kiện không khí thoáng mát có thể trì hoãn việc khoai tây mọc mầm. Cũng cần phải ghi nhớ thêm lên mầm chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự hư hỏng.
Bên cạnh đó bảo quản khoai tây ở nhiệt độ tốt cũng giúp tăng thời hạn sử dụng. Đây cũng là cách để giữ được hàm lượng vitamin C có trong thành phần của khoai lâu hơn (4 tháng). Còn những củ khoai lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ phòng ấm có thể mất tới 20% lượng vitamin C sau thời gian 1 tháng.
Bảo quản khoai tây ở điều kiện tránh ánh sáng
Có thể bạn chưa biết ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc ánh sáng mặt trời có thể khiến vỏ khoai tây hình thành các chất diệp lục đồng thời chuyển sang màu xanh. Dù chất diệp lục này là vô hại nhưng ánh nắng của mặt trời có thể khiến khoai hình thành lên hàm lượng lớn các hóa chất độc hại solanin.
Solanin có thể gây cảm giác nóng trong miệng, cổ họng của người nhạy cảm. Đặc biệt chúng có thể gây độc đối với người sử dụng hàm lượng cao. Biểu hiện thường gặp khi ngộ độc Solanin là tiêu chảy, nôn,…
Không nên bảo quản khoai tây trong tủ đông
Dù nhiệt độ thấp là điều kiện tốt để bảo quản khoai tây, tuy nhiên tủ lạnh hoặc đông lạnh lại không phải là phương pháp tối ưu. Lý do là bởi nhiệt độ quá thấp có thể gây tình trạng ngọt do lạnh khiến một số tinh bột chuyển hóa thành đường khử.
Làm giảm lượng đường trong khoai tây có thể là nguyên nhân hình thành một số chất gây ra ung thư như acrylamit. Bên cạnh nắm chắc câu trả lời của thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không bạn cũng cần ghi nhớ không nên bảo quản khoai tây chưa qua quá trình nấu chín trong tủ đông.
Nguyên nhân là bởi khoai tây sống sẽ chứa hàm lượng nước rất lớn. Khi được bảo quản bảng tủ đông lượng nước sẽ nở ra để tạo thành tinh thể làm phá vỡ cấu trúc tế bào, từ đó khiến khoai bị nhão, khó có thể sử dụng khi rã đông.
Hy vọng với những thông tin về vấn đề khoai tây mọc mầm có ăn được không cung cấp trong bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị. Hãy nhớ sử dụng những củ khoai tây đảm bảo chất lượng, không lên mầm hay thối rữa để đảm bảo sức khỏe nhé.