Cùng sự phát triển mạnh của nền kinh tế tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng gia tăng. Do vậy nhiều người vẫn thường thắc mắc liệu gan nhiễm mỡ không nên ăn gì? Chúng ta cần xây dựng nên một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để bệnh tình sớm được thuyên giảm, tránh xảy ra tai biến.
Gan là một cơ quan cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là nó có chức năng chuyển hóa mỡ. Thuận với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, mức sống của người dân càng ngày càng được cải thiện thì tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ cũng gia tăng. Đặc trưng của căn bệnh này đó là tình trạng ngưng đọng lại những giọt lipid ở trong tế bào gan, chủ yếu là triglyceride, có thể nhìn thấy được ở dưới kính hiển vi quang học & điện tử. Bệnh này tiến triển một cách âm thầm, chủ yếu là phát hiện tình cờ khi đi siêu âm gan trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu như người bệnh chủ quan trong vấn đề ăn uống thì bệnh có thể diễn biến nặng thêm và gây ra các biến chứng xấu hơn nữa. Do vậy nhiều người vẫn thường thắc mắc liệu gan nhiễm mỡ không nên ăn gì? Chúng ta cần xây dựng nên một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để bệnh tình sớm được thuyên giảm, tránh xảy ra tai biến.
– Hạn chế ăn các loại mỡ động vật
Trước hết, đối với người mắc bệnh cần hạn chế ăn mỡ động vật trong các bữa ăn hàng ngày. Có như vậy thì mới làm giảm được lượng mỡ trong máu, lượng mỡ vận chuyển qua gan sẽ giảm, qua đó làm giảm gánh nặng cho gan. Thay vì sử dụng mỡ động vật, người bệnh nên thay thế bằng cách sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè…
– Không nên ăn nhiều thịt
Bệnh nhân mắc bệnh mỡ trong gan cũng không nên ăn nhiều thịt, đặc biệt là những loại thịt đỏ bởi chất đạm (protein) cũng sẽ chuyển hóa tại gan, làm gia tăng gánh nặng cho gan. Người bệnh nên ăn thật nhiều cá tươi, nhất là những loại cá đánh bắt dưới sông thì tốt nhất. Nhộng tằm cũng là loại thức ăn rất cần thiết trong các trường hợp mắc mỡ trong gan vì có tác dụng điều hòa cholesterol và cải thiện chức năng của gan.
– Kiêng ăn đồ ăn chứa nhiều cholesterol
Người bệnh cũng nên hạn chế sử dung các loại nội tạng động vật lòng đỏ trứng, da động vật… bởi có chứa rất nhiều cholesterol. Hạn chế được những loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh có thể giảm được lượng mỡ thừa & phòng ngừa hay làm ổn định được bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường…
– Tránh ăn trái cây chứa nhiều năng lượng và khó tiêu
Những trường hợp bị gan bị nhiễm mỡ có đi kèm với viêm gan vừa hoặc nặng, thì nên cẩn thận khi ăn những loại trái cây chứa nhiều năng lượng & khó tiêu như mít, sầu riêng…
– Hạn chế ăn gia vị cay nóng
Không chỉ những có thực phẩm liên quan tới động vật mà những gia vị thông thường hằng ngày cũng đã được xếp vào danh sách cần kiêng cữ đối với người bị mắc bệnh. Những gia vị cay nóng như : ớt, tỏi, tiêu gừng, củ riềng…người bệnh cần thật cẩn trọng khi sử dụng vì những gia vị loại này cay và nóng sẽ gây hại đối với lá gan của chúng ta.
– Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích
Đặc biệt người mắc bệnh mỡ gan phải kiêng hoàn toàn rượu bia. Khi bị bệnh mà người bệnh vẫn cứ tiếp tục uống rượu bia sẽ làm gia tăng quá trình chuyển đến xơ gan & ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời uống bia, rượu thì gan phải hoạt động nhiều hơn để có thể đào thải các chất độc hại có trong bia rượu ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần đặc biệt kiêng cữ bia rượu để việc điều trị bệnh này nhanh có được kết quả tốt nhất.
Việc ăn kiêng khi mắc gan nhiễm mỡ là một điều hết sức thiết nhưng cơ thể vẫn luôn cần những năng lượng cho các hoạt động thường ngày nên việc ăn uống cũng cần phải được bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể chúng ta. Bên cạnh việc tìm hiểu gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì, thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm liệu bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì. Những thực phẩm khi mắc bệnh này không nên ăn mà chúng tôi đã đề cập ở trên có rất nhiều loại khác nhau hơn hết những thực phẩm đó lại chứa khá nhiều năng lượng nên bạn cần phải cân đối lại khẩu phần ăn để làm sao cho vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, bạn có thể sử dụng những thực phẩm thay thế mà không gây ảnh hưởng đến lá gan. Ví dụ như: dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, sử dụng ngũ cốc có nhiều chất xơ và ít ca lo, hạn chế tinh bột, ăn thịt trắng thay vì sử dụng các loại thịt đỏ…
Xem thêm: