Nhận biết chính xác dấu hiệu bị sa tử cung khi mang thai
Đã có những trường hợp bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ chị em mới phát hiện mình bị sa tử cung khi mang thai, khiến cho quá trình dưỡng thai cũng như điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy làm sao để phát hiện tình trạng này sớm nhất, cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé.
Cách nhận biết bị sa tử cung khi mang thai
Theo số liệu thống kê, cứ khoảng 10.000 – 15.000 phụ nữ mang thai mới có 1 người bị sa tử cung – tỷ lệ là vô cùng thấp. Tuy nhiên, ở 1 vài nước đang phát triển, nguy cơ bị sa tử cung khi mang thai sẽ cao hơn do phụ nữ sinh nhiều con hơn và khoảng cách giữa các lần sinh quá gần nhau. Hơn thế, với phụ nữ đang mang thai, khi mắc bệnh này sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm như: sinh non, sinh con dị tật, thai lưu, viêm nhiễm cổ tử cung, nhiễm trùng hậu sản, thậm chí là tử vong. Do đó, việc nhận biết chính xác dấu hiệu để điều trị sớm, kịp thời là điều vô cùng cần thiết.
Thực tế, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường khá mơ hồ, khá giống với các triệu chứng thông thường khi mang thai như đau lưng, đau nhức vùng bụng dưới, cảm giác vùng âm đạo nặng nề,…. khiến cho việc chẩn đoán sẽ gặp nhiều khó khăn. Lúc này, chị em cần đi khám định kỳ đều đặn để kịp thời phát hiện bị sa tử cung khi mang thai.
Một số dấu hiệu khác thường gặp như: Chảy máu âm đạo bất thường, khó tiểu tiện, tiểu tiện không kiểm soát, rất muốn đi vệ sinh nhưng lại không đi được, mất cảm giác với em bé trong bụng,… thì hãy đi khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn và nếu kiểm soát tốt chị em vẫn có thể sinh thường qua đường âm đạo.
Phương pháp điều trị bị sa tử cung khi mang thai
Tùy vào mức độ sa tử cung và mong muốn của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Ở giai đoạn đầu của bệnh, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định đeo vòng nâng để nâng đỡ tử cung không bị sa hay lòi hẳn ra ngoài nữa, kéo dài thời gian phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bị sa tử cung khi mang thai ở mức độ nặng hơn, phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả tốt thì các chỉ định phẫu thuật sẽ được đưa ra.
Bởi vậy, khi bị sa tử cung, chị em cần lưu ý:
- Thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám đều đặn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chỉ dùng các loại thuốc sát khuẩn khi có chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học, tránh vận động quá mạnh, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Kiểm soát cân nặng tốt, không được để tăng cân quá nhanh
- Số lần sinh đẻ không quá nhiều và cần có khoảng cách hợp lý, không sinh nở quá dày để đảm bảo cho vùng sàn chậu kịp hồi phục, khỏe mạnh, tránh bị sa tử cung khi mang thai.
ĐỌC THÊM:
- Top món ăn cho người bị sa tử cung chị em phụ nữ nên cập nhật ngay
- 3 bài tập chữa sa tử cung cho hiệu quả bất ngờ
- Những mẹo dân gian trị sa tử cung tại nhà cực hay
- Sau sinh hãy co hồi tử cung bằng phương pháp đơn giản này