Tụt huyết áp nên làm gì? Tụt huyết áp thì uống gì cho lên?
Tụt huyết áp nên làm gì là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi không may rơi vào tình trạng này. Điều đáng lo là tình trạng tụt huyết áp nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những giải pháp được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Bị tụt huyết áp nên làm gì và giải đáp chi tiết nhất
Bác sĩ chuyên khoa cho biết huyết áp là áp lực trong lòng mạch cần thiết để tim bơm máu qua hệ thống tuần hoàn và tới được các cơ quan trong cơ thể. Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp bị giảm xuống dưới 90/60mmHg. Tình trạng thường xảy ra do mạch máu bị giãn ra một cách bất thường hoặc thể tích máu trong lòng mạch bị giảm đột ngột.
Khi huyết áp bị tụt đột ngột, bệnh nhân có biểu hiện choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, tim đập nhanh, hồi hộp, đau ngực. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn tới lơ mơ, lú lẫn, mất ý thức hoặc ngất xỉu. Khi huyết áp bị giảm đột ngột nếu không biết và xử trí sớm người bệnh có thể bị chấn thương, gây tai nạn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Vậy khi bị tụt huyết áp nên làm gì?
Khi phát hiện bệnh nhân bị tụt huyết áp bạn cần thực hiện các thao tác sơ cứu nhanh chóng và đúng cách để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Đầu tiên khi phát hiện các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, hãy xác định chính xác xem bệnh nhân có đang hoặc đã từng bị đái tháo đường hay không. Nếu không có tức là đã loại bỏ khả năng bị hạ đường huyết và tập trung vào việc sơ cứu với nguyên nhân hạ huyết áp. Các bước sơ cứu cần thực hiện như sau:
- Người thực hiện sơ cứu cần bình tĩnh dìu người bệnh nằm xuống bề mặt phẳng. Tiếp sau đó sử dụng gối để kê đầu và chân sao cho phần gối cao hơn so với phần đầu.
- Tiếp đến, hãy cho người bệnh uống một cốc trà gừng, chè đặc, hoặc nước sâm đều được. Đây là những thức uống mà người tụt huyết áp uống gì cho lên mà nhiều thắc mắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho họ ăn một số thức ăn đậm muối cũng là cách giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu trong nhà không có sẵn những thực phẩm như thế thì bạn cho người bị tụt huyết áp uống nhiều nước lọc. Việc này giúp nâng cao chỉ số huyết áp cũng như kích thích nhịp tim vô cùng hiệu quả.
- Người bệnh có thể ăn một chút socola hay uống cà phê để giúp bảo vệ thành mạch máu cũng như giữ huyết áp của người bệnh được ổn định.
- Nếu người bệnh có tiền sự tụt huyết áp đã được bác sĩ kê đơn thì có thể dùng thuốc này để uống.
- Sau khi thấy bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể, bạn hãy nhẹ nhàng đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ. Lưu ý: cần để người bệnh cử động chân tay trước khi di chuyển.
- Còn nếu tình hình người bệnh càng nặng hơn thì tốt nhất là đưa họ đến cơ quan gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những điều không nên làm khi bị tụt huyết áp
Ngoài vấn đề bị tụt huyết áp cần làm gì thì chuyên gia còn tư vấn thêm những điều mà bệnh nhân mắc bệnh này phải lưu ý:
Chế độ ăn uống: Người bị huyết áp thấp cần nên ăn thực ăn mặn hơn người bình thường và đặc biệt là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, uống thật nhiều nước. Những việc làm này đều có tác dụng giúp thể tích máu tăng lên. Đồng thời nhớ là tránh xa các đồ uống có cồn như rượu, bia.
Sinh hoạt điều độ: Những người thường xuyên bị tụt huyết áp cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc. Đi ngủ cần để chân cao, còn đầu nên gối gối thấp. Đồng thời nên đi đứng thật nhiều, nhớ mang tất áp lực để tránh việc máu dồn ứ tại chân, điều này tạo thuận lợi cho máu đi đến tim hiệu quả.
Uống nhiều nước: Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị tụt huyết áp mà vẫn phải đi làm dưới thời tiết khắc nghiệt, oi bức thì tốt nhất thì cách giữ thể trạng luôn ổn định, tránh hao hụt năng lượng, mất nước suy kiệt. Nếu có bạn có thể bổ sung thêm nước điện giải càng tốt. Phân bố thời gian nghỉ ngơi, lao động hợp lý.
Nếu áp dụng tất cả những biện pháp trên nhưng huyết áp của bệnh nhân vẫn không tiến triển hoặc chuyển biến xấu hơn thì bạn cần đưa ngay đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Việc cuối cùng và quan trọng nhất là thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để biết được tình trạng sức khoẻ ổn định hay không. Từ đó, có được cho mình phương pháp điều trị kịp thời, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Tóm lại, việc tụt huyết áp hay tăng huyết áp đều vô cùng nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được can thiệp kịp thời. Vì thế, hiểu biết và vận dụng những cách xử lý khi huyết áp bị tụt nên làm gì là việc làm rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng cho bạn và gia đình.