Rối loạn cương dương tuổi dậy thì có nguy hiếm?
Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì là nỗi lo của không ít chàng trai mới bắt đầu biết đến “mùi vị trưởng thành”. Rối loạn cương dương tuổi dậy thì có nguy hiểm hay gây hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rối loạn cương dương tuổi dậy thì
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rối loạn cương dương tuổi dậy thì như:
Yếu tố tâm lý như: Áp lực học tập, căng thẳng, lo lắng, và mất tự tin,… có thể là nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì. Cùng với đó, những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ như xấu hổ, bị từ chối hoặc lạm dụng tình dục cũng có thể gây ra tình trạng này.
Yếu tố sinh lý: Ở tuổi dậy thì nội tiết tố ở nam giới có thể chưa ổn định. Điều này gây tác động lên não bộ, khả năng lưu thông máu đến dương vật và gây rối loạn cương dương.
Thức khuya, thiếu ngủ: Thói quen thức khuya học tập, giải trí cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều chàng trai ở tuổi dậy thì bị rối loạn cương dương.
Sử dụng chất kích thích: Một số bạn trẻ khi bước vào tuổi dậy thì thường thích thể hiện bản thân bằng cách dùng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… Các chất này có chứa những chất ức chế thần kinh gây stress và căng thẳng não bộ, nếu dùng lâu dài sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý.
Thủ dâm quá độ: Tuổi dậy thì các chàng trai thường có sự tò mò rất lớn với sự thay đổi của cơ thể và “chuyện ấy”. Một số bạn trẻ có thói quen thủ dâm quá nhiều hoặc không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.
Các biểu hiện của rối loạn cương dương tuổi dậy thì
Nhiều người nghĩ rối loạn cương dương có thể tự khỏi nhưng theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), thời gian cương cứng trung bình của nam giới khỏe mạnh là 5-15 phút. Nam giới bị rối loạn cương dương thường có thời gian cương cứng ngắn hơn mức trung bình này. Có thể chỉ cương cứng trong vài giây hoặc vài phút, thậm chí không thể cương cứng được.
Tuy nhiên, thời gian cương cứng không phải là yếu tố duy nhất để xác định rối loạn cương dương. Các biểu hiện chính của rối loạn cương dương tuổi dậy thì bao gồm:
- Thời gian cương cứng ngắn, xuất tinh sớm
- Không thể duy trì cương cứng đủ lâu để có thể hoàn thành hành vi tình dục.
- Khó khăn trong việc đạt được cương cứng hoặc cương cứng không đúng lúc. Không thể kiểm soát sự cương cứng.
- Cương không đủ độ để có thể thực hiện hành vi tình dục.
- Giảm sự ham muốn tình dục.
- Có những biểu hiện khác nhau giữa các lần xuất tinh.
Rối loạn cương dương tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của nam giới, mà còn có tác động đến nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.
Rối loạn cương dương tuổi dậy thì có nguy hiểm?
Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả về tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản sau này của nam giới.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Nam giới bị rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì thường cảm thấy lo lắng, tự ti, mặc cảm,…. Điều này có thể ảnh hưởng đến học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Nếu không rối loạn cương dương không được khắc phục sẽ khiến nam giới lo lắng, trầm cảm, và tự ti, tách biệt xã hội, cáu gắt, nổi nóng, bạo lực.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Rối loạn cương dương kéo dài có thể làm suy giảm chức năng sinh sản ở nam giới. Nam giới khó cương cứng, không thể cương cứng để thực hiện giao hợp hoặc khả năng xuất tinh kém, tinh trùng yếu ít sẽ dẫn đến dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Nam giới bị rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì nếu không được điều trị dứt điểm khi trưởng thành có thể mặc cảm, tự tin trước bạn tình hoặc khó đáp ứng được nhu cầu sinh lý của bạn tình. Điều này có thể làm mối quan hệ rạn nứt, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Cách phòng tránh rối loạn cương dương tuổi dậy thì
Để giảm thiểu nguy cơ mắc rối loạn cương dương tuổi dậy thì, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Duy trì một lối sống lành mạnh: Rối loạn cương dương nên ăn gì, hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh, đây là yếu tố tiên quyết để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương.
- Quản lý stress: Học cách kiểm soát căng thẳng, lo lắng. Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách chơi thể thao, nghe nhạc, tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cùng bạn bè, …
- Hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe như: thức khuya, ăn đồ cay nóng, ăn đồ dầu mỡ nhiều, sử dụng chất kích thích hay thủ dâm quá độ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, chuyên gia: Nhiều bạn bị rối loạn cương dương tuổi dậy thì thường cảm thấy xấu hổ, mặc cảm nên dấu bệnh. Tuy nhiên, để sớm cải thiện bạn nên mở lòng chia sẻ với người thân, bố mẹ và đi khám để nhận được sự tư vấn chính xác từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
Hiểu được những ảnh hưởng và tác động của rối loạn cương dương tuổi dậy thì có lẽ bạn cũng đã phần nào có được câu trả lời cho thắc mắc “rối loạn cương dương tuổi dậy thì có nguy hiểm không?”. Hi vọng qua bài viết này bạn cũng biết cách cải thiện sức rối loạn cương dương và sức khỏe nói chung để trải nghiệm cuộc sống thanh xuân tuyệt vời nhất mà không phải lo lắng điều gì.