Mãn kinh ra máu là bệnh gì có nguy hiểm không? Cách điều trị như nào?
Phụ nữ được coi là mãn kinh khi 12 tháng liên tiếp không còn kinh nguyệt. Tuy nhiên, có không ít trường hợp sau mãn kinh mà vẫn ra máu, gây hoang mang, lo lắng cho các chị em. Vậy mãn kinh ra máu là bệnh gì? Có biện pháp nào để cải thiện? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân mãn kinh nhưng vẫn ra máu?
Độ tuổi mãn kinh của các chị em phụ nữ thường là từ 50-55 tuổi, cũng có người bị sớm hoặc muộn hơn. Trong giai đoạn này, phụ nữ thường gặp các triệu chứng khó chịu như “cô bé” khô hạn, giảm ham muốn, bốc hỏa, đau đầu, mất ngủ, tiểu nhiều lần trong ngày,… Sau mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ bị suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết.
Hậu quả của mãn kinh thường rất phức tạp, bao gồm loãng xương, bệnh về tim mạch, rối loạn vận tính khí, teo tiết niệu sinh dục, rối loạn chuyển hóa cơ thể,… Trong đó, hiện tượng ra máu sau mãn kinh là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm, vì vậy người phụ nữ cần đặc biệt chú ý.
Mãn kinh ra máu là bệnh gì?
Phụ nữ gặp hiện tượng ra máu sau giai đoạn mãn kinh có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
Polyp cổ tử cung
Khi bị polyp cổ tử cung, các chị em có thể có các triệu chứng như rau máu sau mãn sinh, sau quan hệ tình dục, sau khi thụt rửa âm đạo và khí hư ra nhiều,… Đây là loại bệnh chỉ những khối u lành tính phát triển ở mô đệm cổ tử cung, gây tăng sinh bất thường các tế bào tại đây. Thông thường, polyp có kích thước khoảng vài mm hoặc vài cm, hình dạng như ngón tay hoặc dạng nấm nhỏ, màu hồng, đầu mềm và khi chạm vào rất dễ chảy máu.
Các khối polyp có thể là lành tính, tuy nhiên đôi khi bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ để hạn chế tình trạng rau máu sau mãn kinh và ngăn nguy cơ hình thành u ác tính.
Bệnh teo nội mạc tử cung
Căn bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên sau mãn kinh do thiếu hụt estrogen từ buồng trứng. Khi bị teo nội mạc tử cung, các cơ quan sinh dục cũng bị thoái hóa, dễ gây rong huyết và ra máu sau mãn kinh. Phụ nữ mắc bệnh sẽ được điều trị bằng cách nạo sinh thiết loại trừ bệnh ác tính.
Tăng sinh nội mạc tử cung
Phụ nữ bị tăng sinh nội mạc tử cung dẫn đến việc tăng sinh các tuyến có kích thước và hình dạng không tương đồng, kèm theo tỷ lệ tuyến/mô đệm cũng tăng. Nói cách khác, căn bệnh này sẽ làm gia tăng sản xuất các tế bào dẫn đến việc dư thừa và làm lớp nội mạc trở nên quá dày. Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc cân bằng hormone trong cơ thể.
Ung thư nội mạc tử cung
Đây là loại ung thư phát sinh từ niêm mạc tử cung, các tế bào tiến triển bất thường và nhanh chóng xâm nhập, lây lan sang những bộ phận khác trên cơ thể. Căn bệnh này phổ biến ở phụ nữ sau độ tuổi 45, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh, thừa cân, béo phì, đái tháo đường hoặc thường xuyên dùng sản phẩm gây mất cân bằng nội tiết tố.
Suy giảm nội tiết tố
Ngoài những nguyên nhân trên thì hiện tượng ra máu sau khi đã mãn kinh cũng có thể là do suy giảm nội tiết tố. Bình thường, khi cơ thể có đầy đủ hormone, âm đạo sẽ luôn duy trì ẩm ướt và tăng tiết dịch nhờn khi quan hệ. Tuy nhiên, khi bị thiếu hụt estrogen, phụ nữ thường bị khô âm đạo, niêm mạc tử cung mỏng, thường xuyên chảy máu khi quan hệ.
Điều trị ra máu ở phụ nữ mãn kinh thế nào?
Đối với nguyên nhân bệnh lý
Theo các bác sĩ phụ khoa, hiện tượng ra máu sau mãn kinh là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh tiềm ẩn, bởi vậy phụ nữ cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Chưa kể, tình trạng chảy máu sau mãn kinh còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các chị em và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Vì vậy, khi có hiện tượng ra máu bất thường, việc đầu tiên là phụ nữ cần đến ngay các cơ sở khám phụ khoa uy tín để làm xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo, cổ tử cung để tìm ra những bất thường. Bác sĩ có thể yêu cầu chị em làm một số xét nghiệm như kính phết cổ tử cung, quét siêu âm, sinh thiết cổ tử cung,…
Sau khi được chẩn đoán, việc điều trị xuất huyết sau mãn kinh sẽ thay đổi tùy theo bệnh lý, cụ thể là:
- Phụ nữ ra máu do teo âm đạo: Bác sĩ chỉ định kem
Sự điều trị xuất huyết sau mãn kinh thay đổi tùy theo nguyên nhân chính oestrogen bôi âm đạo để giảm viêm âm đạo teo.
- Phụ nữ ra máu do phát hiện khối u: dù là polyp hay là u ác tính thì cũng cần điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để lấy đi các khối u này.
- Các bệnh lý khác: bác sĩ sẽ phẫu thuật để điều trị bệnh cổ tử cung, tử cung, ví dụ như thịt dư ở cổ tử cung hay màng trong tử cung bị dày.
Đối với nguyên nhân sinh lý
Khi hiện tượng ra máu do thiếu hụt nội tiết tố, các chị em cần chú ý quan hệ nhẹ nhàng, sử dụng bao cao su hoặc gel bôi trơn để giảm ma sát. Ngoài ra, để đảm bảo âm đạo luôn duy trì được độ ẩm cần thiết, các chị em nên vệ sinh khử mùi vùng kín hàng ngày với các loại dung dịch có khả năng giữ ẩm và cân bằng pH cho “cô bé”. Bên cạnh đó, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết để bổ sung estrogen tự nhiên vào cơ thể.
Tình trạng ra máu sau mãn kinh sẽ ngừng khi phụ nữ cân bằng được nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời các bệnh lý nguy hiểm cũng được điều trị dứt điểm. Bởi vậy, việc phát hiện sớm nguyên nhân khiến phụ nữ bị ra máu sau mãn kinh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng hơn, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là mạng sống.
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng ra máu sau mãn kinh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng bình luận bên dưới để chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể nhất.