Bồ công anh – cỏ dại nhưng lại là dược liệu quý
Bồ công anh được nhiều người biết đến với những hình ảnh đẹp xuất hiện trên phim ảnh, báo chí. Nhưng vẫn còn rất ít người chưa biết rằng đây là một vị dược liệu có ích đối với cơ thể. Vậy bồ công anh là gì? Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp những thông tin chi tiết đến bạn. Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu nhé!
- Cây rẻ quạt và tác dụng hỗ trợ chữa viêm họng tuyệt vời
- Tác dụng của cây cà gai leo trong đời sống
Bồ công anh là cây gì? Những thông tin cơ bản cần biết
Tên – họ khoa học
Tên khoa học: Lactuca indica, thuộc chi rau diếp (Lactuca), họ Cúc (Asteraceae).
Ngoài ra, loài cây này còn được được biết đến với nhiều tên dân dã khác như rau bồ cóc, rau diếp hoang, rau diếp trời, diếp dại…
Bồ công anh thường mọc ở đâu?
Đây là một loại cây thân thảo, mọc hoang dại, có nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, miền nam Trung Quốc và Việt Nam.
Ở Việt Nam, bồ công anh thường được tìm thấy tại các sườn đồi nhiều nắng, có độ cao trung bình, điển hình như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa… Bồ công anh là loại cây rất ít được trồng vì dễ kiếm và có giá trị thành phẩm không cao.
Đặc điểm cấu tạo cây bồ công anh
Hiện nay, có hai loại bồ công anh được sử dụng phổ biến nhất là bồ công anh cao và bồ công anh thấp.
- Cây bồ công anh cao (Lactuca indica) hay bồ công anh Việt Nam
– Thân cây nhìn giống cây bắp, nhưng không có lông, thường cao từ 100-150cm.
– Lá màu xanh nhạt, không có răng cưa, nhìn giống lá rau cải nhưng to hơn.
– Rễ lớn và mọc thành chùm.
- Cây bồ công anh thấp (Taraxacum officinale) hay bồ công anh Trung Quốc
– Thân cây thấp, chỉ cao khoảng 10-20cm và hầu như không lộ ra bên ngoài do các lá mọc vòng quanh thân bao phủ. Toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa.
– Lá dài từ 20-30cm, rộng 4-6cm. Phiến lá thuôn dài hình mũi mác. Mặt trên lá có màu xanh lục đậm, mặt dưới thì xanh nhạt hơn. Mép lá không liền mà khía hình răng cưa lớn.
– Rễ cây có hình trụ, mọc đâm thẳng xuống đất
– Hoa bồ công anh vàng, thường mọc ở nách lá. Khi già, hoa có dạng như chùm lông, màu trắng, đính kèm các hạt.
– Quả bồ công anh thấp thuộc loại quả bế 10 cạnh, hình elip. Quả có màu đen và chỉ dài khoảng 4-5mm, rộng 2-3mm
Đặc điểm dược liệu bồ công anh
Thông thường, bồ công anh sẽ được thu hái vào giữa tháng 4 đến tháng 5. Quãng thời gian này là lúc cây có vị đắng nhất, nhiều hoạt chất có hoạt tính nhất. Các cây được chọn thường có nhiều lá màu lục tro, nguyên vẹn, khỏe mạnh và không bị sâu. Sau đó, chúng sẽ được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô và cắt lát đều 3-5cm. Bồ công anh phơi khô là một vị dược liệu quý giá, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau.
Bồ công anh chữa bệnh gì? Những công dụng hữu ích
Theo nghiên cứu, phần chứa nhiều hoạt tính nhất của cây bồ công anh là lá cây. Vì thế, lá cây là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, hoa và rễ cây cũng có nhiều lợi ích, được sử dụng để chữa một số bệnh nguy hiểm.
Lá bồ công anh có tác dụng gì?
– Lá bồ công anh trị mụn, giải độc
Theo đông y, bồ công anh thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc, có khả năng thanh lọc và làm mát gan. Từ đó, bồ công anh giúp điều trị mụn nhọt, hỗ trợ chức năng gan một cách hiệu quả.
– Giúp sáng mắt
Bồ công anh nếu kết hợp thêm với quả dành dành (chi tử), sắc uống hàng ngày sẽ có tác dụng sáng mắt, hỗ trợ điều trị viêm kết mạc cấp. Bởi lẽ, bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, trong đó có chứa hàm lượng lớn vitamin A.
– Lá bồ công anh giúp lợi sữa, viêm tuyến sữa
Lá bồ công anh lợi sữa và chữa viêm tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh rất hiệu quả, nhờ vào khả năng chống viêm, làm mát cơ thể, kích thích tuyến sữa tiết ra đều hơn.
– Lá bồ công anh chữa nứt cổ gà, tắc tia sữa
Uống nước bồ công anh, kết hợp đắp lá ở bên ngoài còn giúp chữa tắc tia sữa, nứt cổ gà (nứt núm vú)
– Rau bồ công anh cho bà đẻ thiếu máu
Lá cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là sắt. Lượng sắt trong loài cây này tương đương với lượng sắt trong rau dền. Đây là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tạo máu, đặc biệt là ở những người có nguy cơ thiếu máu cao như ở phụ nữ mang thai và sau sinh.
– Chữa viêm âm đạo
Nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ, bồ công anh còn được sử dụng trong bài thuốc điều trị viêm âm đạo. Bài thuốc này gồm hỗn hợp bồ công anh, bạch chỉ, xà sàng tử, hoàng bá. Cách dùng: đun sôi hỗn hợp dược liệu rồi ngâm rửa âm đạo thường xuyên, giúp giảm ngứa, rát và khí hư.
Cây bồ công anh uống có tác dụng gì?
Các hoạt chất đắng trong toàn cây như taraxacin, taraxacin, taraxasterol … có khả năng chống viêm, giảm đau mạnh mẽ. Vì thế, bồ công anh còn được dùng trong các bài thuốc điều trị đau dạ dày.
Rễ bồ công anh có tác dụng gì?
– Hỗ trợ điều hòa đường huyết
Rễ có khả năng tác dụng lên tuyến tụy, giúp kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin – một hormon nội tiết có tác dụng điều hòa đường huyết trong cơ thể.
– Rễ bồ công anh chữa ung thư
Theo một số nghiên cứu gần đây, các hoạt chất trong rễ cây có tác dụng gây độc tế bào ung thư. Nhưng đây mới chỉ là những phát hiện ban đầu, chưa được kết luận chính xác. Vì vậy, quan niệm bồ công anh trị ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, loài cây này lại có tác dụng lợi tiểu, làm đào thải độc tố tích tụ ở bàng quang ra ngoài, giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư bàng quang.
Bồ công anh có ăn được không? Cách sử dụng và chế biến
Bồ công anh thường được sử dụng như một loại rau với vị đắng đặc trưng. Người ta có thể chế biến loại ray này thành nhiều món khác nhau. Lá bồ công anh nấu canh, luộc, xào… đều là những món rất dễ ăn và hấp dẫn.
Ngoài ra, các bộ phận khác của cây cũng có nhiều cách sử dụng. Rễ cây sau khi rửa sạch, thái lát nhỏ rồi nướng vàng, có thể hãm với nước nóng để uống. Hoa bồ công anh thì phơi khô để pha trà, rất thơm ngon. Bạn có thể thêm một chút mật ong hoặc chút bột quế tùy vào khẩu vị của mình.
Trà bồ công anh bán ở đâu?
Nếu không có nhiều thời gian để tìm kiếm và chế biến bồ công anh, bạn có thể sử dụng các sản phẩm đã được chế biến sẵn. Hiện nay, vì những lợi ích tuyệt vời của bồ công anh mà đã có rất nhiều cơ sở sản xuất trồng và chế biến loại thảo dược này. Bạn có thể mua và sử dụng trà bồ công anh trực tiếp tại các cơ sở sản xuất này.
Tuy nhiên, cần lựa chọn các cơ sở uy tín và dựa vào những đặc điểm nhận biết ở trên để tránh mua phải dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dược liệu bồ công anh. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vị thuốc quý giá này, giúp bạn biết bồ công anh trị bệnh gì và sử dụng như thế nào cho hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: