Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và những điều phải biết trước khi sử dụng
Cao huyết áp là một trong những bệnh rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Các bệnh nhân cao huyết áp được chỉ định sử dụng 1 trong các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Vậy các nhóm này là nhóm nào? Khi nào cần sử dụng và có gây tác dụng phụ không?
Khi nào cần uống thuốc hạ huyết áp
Tình trạng cao huyết áp ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa. Bệnh nếu không được kiểm soát có có thể dẫn đến đột quỵ, xơ vữa động mạch và thậm chí là tử vong. Nhưng không phải trường hợp nào cũng cần uống thuốc để hạ huyết áp.
Thuốc điều trị tăng huyết áp chỉ được sử dụng khi:
Huyết áp tâm thu từ 130 mmHg đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg đến 89 mmHg. Tuy nhiên, trường hợp uống thuốc này chỉ áp dụng với các bệnh nhận có tiền sử bị cao huyết áp hoặc có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch. Các trường hợp huyết áp tăng trong mức giao động trên do lối sống không nên sử dụng thuốc. Cách tốt nhất là bỏ thói quen sống không lành mạnh để huyết áp được ổn định.
Huyết áp tâm thu tên 140 mmHg hoặc trên 180 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg hoặc trên 120 mmHg buộc phải uống 1 trong các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp để phòng các biến chứng nguy hiểm và giảm nguy cơ đột tử.
Khi uống thuốc hạ huyết áp bệnh nhân cần phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Uống đúng giờ hàng ngày. Nên uống vào buổi sáng.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Không tự ý mua thuốc hạ huyết áp về sử dụng.
- Có lối sống lành mạnh.
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
WHO thống kê nhóm bệnh liên quan đến tim mạch có nguy cơ dẫn đến tử vong cao hàng đầu hiện nay, vượt qua cả bệnh ung thư. Vì vậy, có rất nhiều thuốc điều trị huyết áp được bào chế. Chúng được phân thành 6 nhóm chính sau đây.
- Nhóm thuốc lợi tiểu
Nhóm thuốc lợi tiểu sử dụng điều trị cho người cao huyết áp có cơ chế hoạt động là giảm ứ nước của cơ thể. Qua đó giảm sức cản trong các mạch ngoại vi và từ đó giúp giúp huyết áp. Một số loại thuốc thuộc nhóm lợi tiểu phổ biến hiện nay được sử dụng để điều trị tăng huyết áp là: Amilorid, Hydroclorothiazid, Furosemid, Triamteren, Indapamid, Sprironolacton,…
- Nhóm thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là tác động trực tiếp vào các tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương giúp điều hòa lại huyết áp. Các thuốc thuộc nhóm điều trị tăng huyết áp này gồm: Methyldopa, Reserpin, Clonidin,…
- Nhóm chẹn Beta
Nhóm thuốc chẹn Beta hoạt động dựa trên cơ chế phụ thể Beta (giao cảm ở mạch ngoại vi, ở tim). Qua đó giúp nhịp tim chậm lại và hạ dần huyết áp xuống mức ổn định. Nhóm thuốc này thường được chỉ định dùng cho các bệnh nhân bị cao huyết áp kèm đau nửa đầu, đau thắt ngực.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm này gồm: Pindolol, Propanolol, Atenolol, Nadolol, Timolol, Bisoprolol, Metoprolol… Tuy nhiên, nhóm thuốc này chống chỉ định sử dụng cho người nhịp tim chập, bị hen suyễn, bị suy tim.
- Nhóm thuốc chẹn kênh Canxi
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đều có cơ chế hoạt động khác nhau. Với nhóm chẹn kênh Canxi, cơ chế là chặn không cho dòng Ca2+ đi vào bên trong tế bào cơ trơn trong mạch máu làm giãn mạch máu. Từ đó giúp huyết áp hạ nhanh chóng. Ưu điểm của nhóm thuốc này là không làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường và mỡ của cơ thể.
Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Amlodipin, Nifedipin, Felidipin, Nicardipin, Diltiazem, Isradipin, Verapamil,… Nhóm thuốc này thường dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp lớn tuổi, có hiện tượng bị đau thắt ngực.
Thuốc chẹn kênh Canxi giúp ổn định huyết áp.
- Nhóm ức chế men chuyển ACE
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là làm ức chế enzyme ACE. Đây là enzyme có vai trò chuyển hóa Angiotensin I thành Angiotensin II và gây ra các co thắt mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. Khi Enzyme ACE bị ức chế quá trình chuyển hóa trên không diễn ra, mạch máu không bị giãn và huyết áp trở về ổn định.
Thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm này gồm: Benazepril, Perindopril, Enalapril, Captopril, Lisinopril,… Thuốc thường được dùng cho các bệnh nhân bị cao huyết áp kèm tiểu đường, hen suyễn.
- Nhóm đối kháng cụ thể Angiotensin II
Nhóm thuốc cuối cùng này chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc người có dị ứng với thành phần thuốc. Thuốc có tác dụng đưa huyết áp về mức bình thường và ổn định. Chúng đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng kèm với thuốc lợi tiểu Thiazid.
Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Telmisartan, Losatan, Candesartan, Valsartan, Irbesartan,…
Thuốc điều trị huyết áp có gây tác dụng phụ không?
Tất cả các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp không có sử dụng. Tuy nhiên, chúng đều gây ra các tác dụng phụ nhất định. Tác dụng phụ thường nhẹ và dần sẽ biến mất theo thời gian.
Ví dụ:
- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi gây ra các tác dụng phụ như: sưng mắt, nhức đầu, táo bón, phù mắt cá chân, chóng mặt, rối loạn nhịp tim gây hồi hộp lo âu.
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa gây ra tác dụng phụ như: mệt mỏi, phát ban, ho khan, vị giác giảm chức năng, ngất xỉu,…
- Nhóm thuốc đối kháng cụ thể Angiotensin II có tác dụng phụ là: mặt phù, đỏ, nhịp tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, lo âu, lú lẫn, khó tiêu, đi ngoài, ù tai, toàn mồ hôi, chóng mặt, sốt,…
- Nhóm thuốc chẹn Beta: tay chân bị lạnh, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, khò khè, khó thở, không tốt với phụ nữ mang thai, rối loạn cương dương ở nam giới,…
- Nhóm thuốc lợi tiểu gây ra tác dụng phụ: đi tiểu nhiều hơn, phát ban, tăng lượng đường trong máu, dễ bị gout,…
- Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương tác dụng phụ: có thể gây trầm cảm, ngưng thuốc có thể làm tuyết áp tăng vọt, chóng mặt, váng đầu,…
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp không được sử dụng tùy tiện. Nếu không được chỉ định của bác sĩ bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc ngừng dùng thuốc. Khi thấy xuất hiện các tác dụng phụ hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Ngoài uống thuốc điều trị huyết áp, bệnh nhân cao huyết áp cần thường xuyên bổ sung thêm vitamin, ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu bia và các chất kích thích.