Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh
Bệnh gút nên ăn gì và bệnh gút kiêng ăn gì đang là 2 câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh gout thường phát ra ngoài sau 1 vài năm tích tụ tinh thể axit uric và urate trong khớp và những mô bao quanh. Triệu chứng của bệnh rất khó chịu bao gồm: Nóng, sưng, đau, và mềm ở 1 số khớp, thường là ngón chân cái. Vậy chế độ ăn uống với bệnh này như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bệnh gút (gout) ngày nay đã không còn là căn bệnh của người giàu mà còn là bệnh của toàn xã hội không phân biệt về độ tuổi, giới tính mà bất kỳ ai cũng có thể mắc do đời sống đã được nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, ăn quá nhiều chất đạm, các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc với một chế độ ăn chay trường không hợp lý.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về bệnh gút và đã được chứng minh rằng lượng axit uric và muối urate trong máu tăng cao chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút. Axit uric và urate trong máu tăng cao chủ yếu là do axit uric ngoại sinh – sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin bên trong thức ăn.
Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với việc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu người bị bệnh gút nên ăn gì và không nên ăn gì để biết cách chăm sóc sức khỏe giúp điều trị bệnh gút một cách nhanh nhất nhé!
1. Bệnh gút nên ăn gì?
- Người mắc bệnh gut (gout) nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như cà chua, củ sắn, dưa leo…nhằm hỗ trợ tiêu hóa, ngăn cản quá trình hấp thu chất đạm, giảm sự hình thành của axit uric.
- Ăn những thực phẩm giàu kali và cacbonhydrates bởi chúng có khả năng làm giảm và thúc đẩy lượng axit uric trong máu rất tốt. Những chất này thường có nhiều trong: bông cải xanh, cần tây, mỳ ống, gạo, bánh mỳ…
- Nên uống ít nhất là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy axit uric đào thải tốt hơn, tuy nhiên không nên uống nhiều vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần.
- Luôn giữ tinh thần hưng phấn, thoải mái, không tạo áp lực cho bản thân, tránh stress để gan và thận (2 bộ phận có vài trò quan trọng trong việc loại bỏ axit uric) làm việc được tốt nhất
2. Bệnh gút kiêng ăn gì?
Người bệnh gút (gout) nên kiêng hoàn toàn những thực phẩm có giàu chất đạm có gốc Purin như:
- Các loại hải sản ( tôm, cua, rong biển, đặc biệt là cá gió, cá mòi…)
- Phủ tạng động vật, mỡ động vật
- Thịt đỏ các loại (như thịt bò, thịt dê, thịt chó…)
- Trứng gia cầm (nhất là các loại đang trong giai đoạn phát triển như trứng vịt lộn)
Đặc biệt: Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh như: nấm, giá, măng tây, măng trúc, bạc hà…bởi chúng sẽ làm tăng thêm sự tổng hợp axit trong cơ thể.
- Giảm việc nạp vào cơ thể lượng đạm từ động vật như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, các loại thủy sản… và lượn đạm từ các loại thực vật như đậu hạt nói chung nhất là những loại đậu ăn cả hạt như: đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan…, các chế phẩm từ đậu như: tào phớ, sữa đậu nành…
- Không ăn những thức ăn nhanh, những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế uống các đồ uống có vị chua như nước chanh, cam, nước trái cây nhiều vitamin C bởi chúng sẽ làm kết tủa urate ở ống thận, dẫn đến gia tăng nguy cơ sỏi thận.
- Tuyệt đối không uống những đồ uống có cồn như bia, rượu… Các loại đồ uống có gas, nước ngọt nhiều đường sẽ gây béo phì – làm gia tăng gánh nặng cho bệnh gút.
Cần chú ý: Trong quá trình điều trị bệnh gút, không được kiêng khem quá mức một cách tức thời. Bởi cơ thể cần phải có sự thích nghi với chế độ ăn uống mới. Mặc dù ta cần hạn chế lượng purin vào cơ thể nhưng cũng không nên kiêng quá mức vì nếu thiếu protein thì sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác. Tránh việc ăn quá khuya sẽ gây gánh nặng cho gan (gan là nơi chuyển hóa đạm, sản sinh ra axit uric).
Ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý thì người bệnh cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để không bị thừa cân, béo phì, cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Và không nên sử dụng nhiều thuốc tây bởi khi sử dụng thuốc tây được 1 thời gian ngắn sẽ gây hại rất lớn đến gan và thận, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bạn nên tìm đến những loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên sẽ không gây ra tác dụng phụ, an toàn với sức khỏe.
Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích trong việc trả lời câu hỏi bệnh gút (gout) nên ăn gì và bệnh gút (gout) kiêng ăn gì. Chúc bạn mau khỏi bệnh !!!
Tìm hiểu thêm sản phẩm Gout AZ hỗ trợ điều trị bệnh gút tại đây https://lasen.com.vn/san-pham/xuong-khop-va-benh-gut/gout-az/
Gọi ngay 0967.384.300 hoặc số 0963 008 855 để đặt hàng hoặc tư vấn thêm về bệnh. Bạn cũng có thể để lại sđt, tên, và câu hỏi trên ô chát chúng tôi sẽ gọi điện trực tiếp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!
Xem thêm: