Tổng hợp các cách chữa bệnh gút hiệu quả hiện nay
Bạn có biết, tại Việt Nam hiện nay hàng trăm nghìn người hàng ngày đang phải chịu những cơn đau hành hạ và các biến chứng của bệnh Gút gây ra. Các biến chứng của căn bệnh này rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, vận động của người bệnh. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp các cách chữa bệnh Gút hiệu quả được nhiều người sử dụng hiện nay.
Gút có nguy hiểm không?
Gút là căn bệnh có nguồn gốc từ xa xưa hơn 2000 năm với tên gọi là Thống phong. Gút được xem là căn bệnh “nhà giàu” bởi nguyên nhân chính gây ra bệnh là do chế độ ăn uống nhiều đạm, các thực phẩm chứa nhân purin.
Bệnh Gút có thể gây ra biến dạng khớp, suy thận, mất khả năng vận động
Bệnh Gút tuy không gây tử vong ngay lập tức cho người bệnh nhưng lại gây đau đớn và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như suy thận. Nếu không có cách chữa bệnh Gút kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: có thể làm gây khó khăn hoặc mất khả năng vận động do biến dạng các khớp, gây suy thận sỏi thận do các tinh thể muối urat lắng đọng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 5 lần người bình thường.
Gút có phải là bệnh viêm khớp?
Kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy có tới 22% người cho rằng Gút chính là bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, đây chính là một quan niệm sai lầm. Gút là một dạng bệnh lý của viêm khớp nhưng nguyên nhân và cách chữa bệnh Gút là hoàn toàn khác nhau.
Cách chữa bệnh Gút và viêm khớp là hoàn toàn khác nhau
Bệnh gút dễ bị nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp do có một số triệu chứng, biểu hiện giống nhau ở giai đoạn khởi phát như các cơn đau buốt và dữ dội ở các khớp xương, sưng tấy nóng đỏ xung quanh khớp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu gặp ở nữ (chiếm 80%). Còn bệnh gút xảy ra chủ yếu ở nam giới (chiếm 95%). Trong khi viêm khớp dạng thấp là biểu hiện tình trạng viêm của nhiều khớp xương cùng một lúc, các khớp bị viêm có tính chất song song, đối xứng (như đau hai gót chân cùng lúc), triệu chứng đau diễn ra từ từ, gây teo, dính, cứng khớp buổi sáng đỡ hơn khi hoạt động.
Còn với bệnh gút thì các cơn gút cấp rất dữ dội, đau buốt và kéo dài trong tầm khoảng từ 3 – 5 ngày. Bệnh có mối liên quan mật thiết tới chế độ ăn. Nếu bạn nạp quá nhiều chất đạm thì có thể cơn đau sẽ đến nhanh chóng chỉ sau vài giờ hoặc nửa ngày. Còn đối với viêm khớp dạng thấp thì mức độ đau nhẹ hơn nhưng dai dẳng, và ít liên quan tới chế độ ăn uống.
Cách chữa bệnh Gút theo Tây y
Tây y cho rằng gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin gây tăng hàm lượng axit uric trong máu dẫn tới lắng đọng các tinh thể muối urat làm hình thành các cục tophi và gây ra cơn đau buốt dữ dội.
Hiện nay có 2 phương pháp để điều trị bệnh Gút theo thuốc tây:
Điều trị khi có các cơn Gút cấp
Phương pháp điều trị các các cơn Gút cấp nhằm chữa trị tạm thời cắt các cơn đau, giúp giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa các phản ứng viêm. Thuốc thường có tác dụng sử dụng trong 24h đầu tiên. Một số loại thuốc trị các cơn gút cấp không steriod có thể kể đến như Colchicine, naproxen, etoricoxib, ibuprofen…
- Naproxen: có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt mạnh. Naproxene là thuốc không steriod của acide propionique, ức chế sinh tổng hợp của prostaglandine. Hoạt chất chính dưới dạng muối Na của thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn nên có tác dụng giảm đau xảy ra nhanh, sau khi uống thuốc khoảng 15 đến 30 phút.
- Colchicine: Colchicine thực tế không phải thuốc giảm đau nhưng nó lại khá hiệu quả trong việc giảm sự tiếp xúc va chạm của tinh thể urat vào màng khớp. Thuốc viên colchicine cần được sử dụng càng gần thời gian diễn ra cơn đau càng tốt, tối đa là 24h sau cuộc tấn công gút, nếu không hầu như chúng sẽ vô tác dụng. Liều khuyến cáo của loại thuốc này là 0,5 mg 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và vấn đề sức khỏe. Một số người không thể dùng colchicine vì chúng gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Vì thế, hãy bắt đầu bằng một liều colchine thấp và tăng dần nếu bạn không thấy dấu hiệu gì bất ổn.
Điều trị các cơn gút cấp bằng Colchicine
Hiện nay, có khá nhiều các loại thuốc giảm đau tương tự như vậy tuy nhên giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chống viêm không steroid sẽ có thể để lại các tác dụng phụ dù kê giảm thiểu liều. Nhưng nếu sử dụng kéo dài bạn vẫn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hư hại niêm mạc dạ dày, các bệnh về thận, tim mạch…
Điều trị lâu dài để giảm axit uric trong máu
Các loại thuốc kể trên dùng để giảm bớt triệu chứng đau đớn của các cơn đau gút nhưng không có tác dụng giúp điều chỉnh, lấy lại cân bằng hàm lượng axit uric trong máu. Cách chữa bệnh gút lâu dài và hiệu quả nhất là tác động vào nguyên nhân gây bệnh chứ không phải đi chữa các hậu quả của bệnh.
Với phương pháp điều trị nhằm vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ axit uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp xương, bào mòn các cục tophi đã hình thành trước đó. Một số loại thuốc tỏ ra hữu dụng trong trường hợp này có thể kể đến như:
- Allopuronol: có tác dụng làm giảm sản xuất axit uric. Ban đầu bạn nên dùng liều thấp rồi tăng dần theo thời gian để tránh các tác dụng không mong muốn như phát ban hay đau bụng có thể xảy ra.
- Febuxostat: cũng có tác dụng ức chế sự sản sinh axit uric và tăng cường đào thải ra bên ngoài theo hệ thống tiết niệu. Tuy nhiên, khi mới sử dụng Febuxostat cũng có khả năng gặp một số các tác dụng phụ của thuốc như: các cơn đau gút kéo đến nhiều, gặp các bệnh tiêu chảy, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,..
Cách chữa bệnh gút theo Tây y bằng Febuxostat
- Pegloticase: làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực..
Lưu ý: Nếu bạn chữa bệnh gút theo thuốc tây bạn phải hết sức chú ý các thành phần tương tác thuốc, uống theo chỉ định của chuyên khoa.
Cách chữa bệnh Gút theo Đông y
Cây Sói Rừng và bệnh Gút
Theo Đông Y, cây Sói Rừng có vị đắng, tính ấm. Cây cao từ 1.5 tới 2m, có quả màu đỏ mong. Sói Rừng có tác dụng giúp giải trừ các cơn đau nhức xương, viêm khớp, thấp khớp, giảm ứ đọng máu, điều hòa miễn dịch.
Bạn có thể sử dụng hoa, lá vào mùa thu dùng làm trà uống để lưu thông máu giảm đau nhức xương khớp, giải độc cơ thể hoặc ngâm rễ cây sói rừng cùng rượu để uống bồi bổ sức khỏe gân cốt.
Sói rừng – Cách chữa bệnh Gút hiệu quả
Bài thuốc nam trị gút hiệu quả từ thiên nhiên với Cây Mỏ Quạ
Cây Mỏ Quạ tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc thường mọc ở ven đường thành bụi. Lá có hình trứng khuôn, hoa màu vàng nhạt. Cây mọc tươi tốt quanh năm do chịu hạn rất tốt và có thể thu hái quanh năm.
Cách chữa bệnh Gút với cây Mỏ Quạ
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, rễ cây mỏ quạ chứa nhiều hoạt chất Flavonoid giúp tiêu viêm, giảm đau, tái tạo sụn khớp.
Bạn có thể sử dụng cây mỏ quạ kết hợp cùng với lá trầu đun lấy nước hoặc rửa vết thương. Đây cũng được xem là cách chữa bệnh Gút khá hiệu quả.
Nghệ vàng đối với bệnh Gút
Hầu hết mọi người đều nghe tới hoạt chất “curcumin” trong nghệ với tác dụng giảm thâm, mờ sẹo, chữa dạ dày hiệu quả mà ít ai biết được rằng hoạt chất này còn có tác dụng ức chế một cách mạnh mẽ các enzym liên quan tới sự khởi phát của bệnh Gút như enzim lypoxygenase và Cyclooxygenase-2 (Cox-2). Từ đó, ngăn chặn các cơn đau gút cấp một cách hiệu quả, ngăn chặn sự phá hủy sụn khớp.
Cách chữa bệnh Gút an toàn với nghệ vàng