Các biểu hiện đặc trưng của bệnh Gút
Những biểu hiện, dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau ở các mô khớp, sụn, sưng đau tấy đỏ, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân
Gút là một là một căn bệnh về khớp gây đau đớn cho người bệnh nhất. Chiếm tới 95% tỷ lệ mắc bệnh Gút là nam giới tuổi trung niên từ 35 – 55 tuổi. Tuy nhiên, khá nhiều người do nhầm lẫn triệu chứng bệnh với các bệnh viêm khớp khác nên điều trị đặc trị do vậy bệnh Gút vẫn tiếp tục phát triển mà người bệnh không biết dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây chúng tôi xin trình bày về các biểu hiện của bệnh gút giúp bạn sớm nhận biết bệnh và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- BỆNH GÚT (GOUT) NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
- CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT HIỆU QUẢ, AN TOÀN TỪ CÁC VỊ THUỐC NAM
Biểu hiện của bệnh Gút
Những cơn đau gút cấp đầu tiên xuất hiện chính là dấu hiệu báo cơ thể bạn đang mắc bệnh gút. Biểu hiện của bệnh Gút khá đặc trưng như:
- Sưng
- Tấy đỏ
- Nóng
- Viêm
- Đau, đau dữ dội
Các biểu hiện của bệnh Gút thường xảy ra ở:
- Mu bàn chân
- Ngón chân, ngón tay
- Mắt cá chân, gót chân
- Cổ tay
- Khớp gối, khuỷu tay
- Vành tai
Nguyên nhân gây bệnh gút
Có thể nói ngắn gọn nguyên nhân gây ra bệnh Gút như sau:
- Gia tăng lượng axit uric mà thận không thể bài tiết hết gây lắng đọng tinh thể muối
- Rối loạn chuyển hóa nhân purin do ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Gút cao:
- Là đàn ông, trung niên
- Thừa cân, béo phì
- Người có chế độ ăn giàu đạm và chứa nhân purin
- Tác dụng phụ của một số thuốc lợi tiểu
- Là thành viên trong gia đình có người mắc bệnh Gút
Điều trị Gút như thế nào?
Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện của bệnh Gút thì trước tiên bạn nên đi làm xét nghiệm để chắc chắn mình có mắc bệnh Gút và đang ở giai đoạn nào cấp tính hay mãn tính.
Nếu bạn đang bị cơn đau Gút hành hạ hãy sử dụng thuốc theo đơn của tới khi lượng axit uric trong máu ổn định. Khuyến cáo không nên dùng thuốc đặc trị kéo dài vì sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh gút
Khi các biểu hiện của bệnh Gút giảm đi hoặc không còn không có nghĩa là bệnh gút đã được chữa trị khỏi. Các biểu hiện của bệnh Gút sẽ nhanh chóng quay trở lại nếu bạn tiếp tục nạp nhiều đạm và các thực phẩm chứa nhân purin vào cơ thể, khiến cơ thể không chuyển hóa và bài thải hết được, làm tăng chỉ số axit uric trong máu, dẫn tới lắng đọng các tinh thể muối. Các tinh thể này có góc sắc nhọn chạm vào các khớp xương và tiếp tục hình thành các cơn đau gút cấp.
Tăng cường vận động
Bạn nên đi bộ hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe, tạo sự dẻo dai cho gân cốt.
Điều trị bệnh Gút là một quá trình lâu dài, người bệnh cần phải kiên trì và thực hiện nghiêm túc các chế độ ăn khoa học. Một lời khuyên từ các chuyên gia là khi cơ thể bạn xuất hiện các biểu hiện của bệnh Gút bạn nên đi thăm khám ngay để điều trị bệnh kịp thời sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và giảm thiểu các biến chứng của bệnh.