Bệnh Gút (Gout): Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh
Cuộc sống ngày càng phát triển, tỉ lệ mắc bệnh gút (bệnh gout) ngày càng gia tăng. Mấy năm trở về trước căn bệnh này được mọi người gọi là bệnh của người giàu, nhưng hiện nay, mọi đối tượng đều có thể mắc gút. Vậy bệnh gút là gì, các nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh gút hiệu quả là gì?
1. Bệnh gút là gì?
Gout được định nghĩa là một căn bệnh về viêm khớp. Dấu hiệu để nhận biết gout khá rõ ràng, vì bệnh gây ra những cơn đau nhức ở và sưng các khớp xương. Người bệnh sẽ thấy các khớp của mình sưng đỏ, cảm nhận thấy những chỗ sưng bị nóng ram rất khó chịu và khó cử động khớp.
Mặc dù mỗi khi phát bệnh sẽ gây đau, tuy nhiên vẫn có những trường hợp người bệnh không chữa dứt điểm nên bệnh cứ tái đi tái lại nên gây ra những thương tổn ở các khớp xương, gân và các mô cơ khác. Vậy nên, người bệnh không được chủ quan mà hãy quan tâm tìm cách để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Đối với đa số bệnh nhân gút, cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện ở ngón chân cái. Bệnh thường xuất hiện vào nửa đêm trong khi bạn đang ngủ, nó đánh thức bạn bằng các cơn tấy đau nhói cảm giác như lửa đang đốt trong từng khớp xương, đến mức người bệnh không thể chịu đựng nổi. Vì vậy không sai khi nói rằng, Gút là căn bệnh viêm khớp đau đớn nhất và làm ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh nhất.
Tuy nhiên không chỉ ở ngón chân cái, mà căn bệnh còn có thể hình thành ở hầu hết các vị trí trên cơ thể người: Bàn chân, khủy tay, mắt cá chân, gót chân, ngón tay…
2. Nguyên nhân của bệnh gout
Nguyên nhân của bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích quá nhiều axit uric và urat có thể khiến cho người bệnh gặp những vấn đề sau:
- Xuất hiện các tinh thể axit uric đọng lại ở các khớp xương.
- Các tinh thể lắng đọng đó sẽ xuất hiện theo từng cục lớn dưới lớp biểu bì da.
- Nguy cơ hình thành sỏi thận bởi các axit uric lắng đọng lại cả ở trong thận.
- Bệnh khiến các khớp bị sưng tấy, nóng đỏ gây đau, cứng khớp.
Các axit uric ra đời là do sự phân hủy của các purin có nhiều trong cơm, các loại đậu, gan và đậu Hà Lan khô. Cơ chế hoạt động của axit uric là hòa tan trong máu, sau đó bài tiết qua thận và cuối cùng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên trường hợp mà axit uric không thể hòa tan và tích tụ lại trong máu gây tình trạng tăng uric huyết, và khi axit uric vượt quá giới hạn sẽ khiến người bệnh bị gout. Vì vậy, chúng ta có thể tìm hiểu được một số nguyên nhân mắc bệnh gout như sau:
- Sự tăng cao của số lượng axit uric trong cơ thể
- Thận không thể bài tiết được khiến cho axit uric lắng đọng gây sỏi thận.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa purin.
Gout do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nó không hề được giới hạn cố định bởi yếu tố nào. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh gout:
- Do di truyền, nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc gout thì khả năng mắc bệnh của bạn là rất cao.
- Ăn nhiều những thực phẩm và đồ ăn có chứa nhiều purin.
- Những đối tượng uống nhiều rượu bia.
- Người béo phì
- Cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hủy purin do người bệnh gặp các khuyết điểm về enzim.
- Đã từng trải qua cây ghép các bộ phận…
- Đang sử dụng vitamin niacin.
- Uống thuốc lợi tiểu.
3. Những triệu chứng của bệnh gút là gì ?
Gout không phát luôn ra mà cần có thời gian tích tụ khoảng 1 năm. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh gút như: nóng khớp, đau, buốt, khớp ngón cái thường mềm. Như đã nói ở trên các cơn đau sẽ thường xuyên tìm đến với người bệnh vào ban đêm khiến cho giấc ngủ bị phá rối, lúc này dù chỉ 1 tác động nhỏ cũng khiến cho người bệnh đau đến không chịu nổi. Cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trong và kéo dài đến nhiều ngày sau đó. Vì vậy khi phát hiện bất cứ một triệu chứng bệnh gout nào, tốt nhất người bệnh hãy tới các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị sớm nhất.
Khi các cơn đau thuyên giảm, vùng da xung quanh các khớp sưng đau sẽ có hiện tượng bong tróc, rồi sau đó ngứa ran. Ngoài ra, bạn cũng có thể để ý những triệu chứng đặc biệt sau đây của bệnh:
- Vùng da quanh khớp sưng đau đỏ tấy hoặc tím tái.
- Cử động khó khăn, khi di chuyển nhiều sẽ gây đau, các hoạt động bị hạn chế.
- Có dấu hiệu sốt nhẹ.
Bệnh gút thay đổi, thường do tác động của những nguyên nhân sau:
- Người bệnh vừa trải qua 1 cơn giải phẫu.
- Bị gout mãn tính, với những cơn đau dễ chịu hơn.
- Và những trường hợp có cục nổi ở mu bàn tay, bàn chân thì thường không có những triệu chứng đặc trưng, xuất hiện nhẹ hoặc đôi khi không có.
4. Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt nhất
Bệnh Gout có thể dẫn đến hư hại các khớp và hỏng thận. Vậy nên cải thiện sớm tình trạng bệnh là điều cần thiết. Tuy nhiên đây không phải là bệnh có thể khỏi trong một sớm một chiều, mà cần có sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kiêng kem phù hợp và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Các phương pháp tốt hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh gút:
Hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình trạng bệnh gout nhé:
- Ăn kiêng nếu như cơ thể bạn chạm mức cân nặng báo động. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điều là các chế độ ăn kiêng thì lại thường quá ít ca-lô-ri, việc này sẽ làm cơ thể người bệnh tăng lượng axit uric gây đau.
- Kiêng chất cồn vì có thể làm thận giảm sự bài tiết axit uric ra ngoài. Còn Bia lại rất giàu purin nên cũng là loại đồ uống mà người mắc bệnh không nên sử dụng
- Nói không với chế độ ăn nhiều thịt và ăn đồ biển vì có thể làm tăng mức axit uric do nó chứa nhiều purin.
- Có chương trình tập thể dục nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của .
Kết luận:
Để có thể giảm thiểu mức axit uric của mình xuống mức bình thường, hãy áp dụng các cách để kiểm soát trọng lượng của mình, nói không với rượu, và đồng tránh dùng 1 số thuốc cho các bệnh khác. Tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh để có thể giảm thiểu các cơn đau do bệnh tình đem lại nhé.
Tìm hiểu thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gout AZ Giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp do bị gout
Gọi ngay 0967.384.300 hoặc số 0963 008 855 để đặt hàng hoặc tư vấn thêm về bệnh. Bạn cũng có thể để lại sđt, tên, và câu hỏi trên ô chát chúng tôi sẽ gọi điện trực tiếp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!
Xem thêm: