Bật mí 6 nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày thường gặp
Song hành với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, căn bệnh đau dạ dày đang ngày càng gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Theo thống kê thì cứ khoảng 100 người thì sẽ có khoảng 10 người bị căn bệnh này, ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ. Nhưng nếu bạn hiểu rõ được các nguyên nhân gây bệnh thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh đau dạ dày dễ dàng hơn. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
1. Thói quen ăn uống
Những thói quen ăn uống không tốt sau đây cũng có thể là một nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày:
Ăn quá nhanh: Khi chúng ta ăn quá nhanh, thức ăn chưa bị nghiền nát, nước bọt ở trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn, điều này sẽ gia tăng gánh nặng co bóp ở dạ dày. Hơn nữa, trong lúc ăn vào, dạ dày không kịp truyền tính hiệu cho não bộ và kết quả xảy ra là dịch trong dạ dày sẽ không kịp tiết ra kịp thời để tiêu hóa.
Thói quen ăn vặt: Nếu chúng ta ăn vặt quá nhiều, dạ dày lúc nào cũng ở trong tình trạng phải hoạt động. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến dạ dày quá mệt mỏi, lâu dần sẽ dẫn tới đau dạ dày.
Ăn trước khi ngủ: Khi thức ăn chưa tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ, lượng thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, nó sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. Do đó, nếu bạn muốn ăn hay uống gì trước khi ngủ thì cũng cần chú ý, kể cả khi đó là thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa. Thời điểm tốt nhất để bạn uống sữa là tầm nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.
Hoạt động ngay sau khi ăn: Khi ăn xong, não cần tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vậy điều gì sẽ đến nếu như bạn dùng năng lượng của não cho nhiều hoạt động, đặc biệt là các hoạt động trí óc? Lúc đó, quá trình tiêu hóa bị gián đoạn. Trái lại, cần ngủ ngay sau bữa ăn cũng cho hậu quả tương tự do quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ.
Ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày: Bình thường, nếu bạn ăn đúng vào một khoảng thời gian nào đó nhất định, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy rằng ngon miệng hơn. Do đó, khi bạn ăn uống giờ giấc thất thường không trùng với một thời điểm nào cụ thể, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng, lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể của bạn.
2. Stress căng thẳng
3. Bia rượu
4. Thuốc lá
Tạm thời bỏ qua những tác hại khác của thuốc lá tới sức khỏe, ở đây ta nói đến tác động của thuốc lá tới bệnh dạ dày. Khi sử dụng thuốc, các chất độc có trong thuốc, chủ yếu là nicotine sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết ra acid clohydric và pepsin – là các chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây ức chế sự tổng hợp Prostaglandin, chất có vai trò giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn đến tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat có ở mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
5. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)
Helicobacter pylori (Hp) là một trong nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình viêm loét dạ dày. Theo kết quả thống kê mới nhất của Viện tiêu hóa Việt Nam, có tới hơn 70% người trưởng thành nhiễm vi khuẩn Hp. Vi khuẩn Helicobacter pylori có dạng xoắn khuẩn hình chữ S, sau khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại lớp nhầy này, chúng tiết ra một số chất gây ra kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn nên lượng acid dư thừa lớn sẽ là yếu tố dẫn tới viêm loét dạ dày.
Không chỉ vậy, vi khuẩn Hp gây nên suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tiết ra độc tố làm tổn thương các tế bào dưới lớp chất nhầy. Do vậy, các tế bào bị tổn thương này sẽ càng dễ dàng bị acid dư thừa phá hủy, lâu ngày dẫn tới căn bệnh viêm loét dạ dày.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung các dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…
6. Do sử dụng nhóm các thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc giảm đau thường như ibuprofen, aspirin và naproxen – có thể gây ra viêm dạ dày mãn tính và viêm dạ dày cấp tính. Mặt lợi ích của các nhóm thuốc này là gây ức chế ngay các tác nhân gây viêm đồng thời nó lại ức chế emzym COX2 – Là Enzyme chính trong việc tổng hợp nên prostaglandins. Mà prostaglandins đóng vai trò vô cùng quan trọng là bảo vệ , sửa chữa và duy trì lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày. Nếu thỉnh thoảng sử dụng nhóm thuốc này cũng sẽ tác động đến việc phá hủy yếu tố bảo vệ dẫn tới bênh viêm loét dạ dày. Mặt khác, việc sử dụng các nhóm thuốc này còn tác động lên hệ tim mạch, tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Các bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh có thể chat trực tiếp với chuyên gia tư vấn hoặc liên hệ 0967384300 để được tư vấn thêm về bệnh. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!
Xem thêm: