Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai – Triệu chứng mang thai giả
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là những dấu hiệu bất thường của cơ thể, cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm. Theo các bác sĩ, nếu tình trạng này kéo dài lâu và thường xuyên bạn nên đến kiểm tra y tế bởi khả năng mắc các bệnh phụ khoa là rất lớn.
Như thế nào gọi là trễ kinh?
Kinh nguyệt của phụ nữ là một điều hết sức bình thường và tự nhiên. Hàng tháng, chị em phụ nữ cũng đều có kỳ đèn đỏ. Ở nữ giới khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường dao động khoảng từ 28-32 ngày và thời gian hành kinh trung bình từ 3-7 ngày.
Nếu bạn bị trễ kinh từ 5-7 ngày trở lên thì được xem là bất thường. Trễ kinh được hiểu là hiện tượng không bình thường so với chu kỳ sinh lý hàng tháng của phụ nữ. Khi đó bạn sẽ thấy kinh chậm hơn một vài ngày thậm chí có những bạn bị chậm hơn 1 vài tuần so với chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Theo bác sĩ, khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra hướng để theo dõi, đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp cho từng tình huống.
Các nguyên nhân dẫn đến trễ kinh?
Trễ kinh do rất nhiều nguyên nhân và hay gặp nhất là trễ kinh do mang thai, trễ kinh do đến tuổi mãn kinh hay trễ kinh trong thời gian chị em còn đang cho con bú.
Ngoài 3 nguyên nhân trên, cũng có rất nhiều yếu tố làm cho kinh nguyệt của chị em thay đổi thất thường như:
1. Căng thẳng, lo lắng kéo dài
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của phụ nữ hiện đại ngày nay.
Theo đó, khi tâm trạng không tốt, thường xuyên căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ khiến chị em sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ không đúng giờ. Và điều này làm tiền đề để nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến mất cân bằng, trứng không rụng đúng thời điểm và kinh nguyệt sẽ đến chậm hơn bình thường.
2. Do tác dụng phụ của thuốc
Trễ kinh nhưng không có đâu hiệu mang thai có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai,…
Những loại thuốc này sẽ là ức chế quá trình rụng trứng, làm thay đổi nội tiết trong cơ thể cà khiến trễ kinh.
3. Tăng giảm cân nặng quá mức
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cơ thể bị tăng giảm cân đột ngột sẽ khiến bộ máy sản xuất estrogen trong cơ thể bị ảnh hưởng, gặp trục trặc.
Khi đó, cơ thể sẽ kèm theo các triệu chứng như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
4. Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và điển hình là hiện tượng trễ kinh.
Nếu thói quen này vẫn còn tiếp tục trong một thời gian dài thì chúng không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, sức khoẻ và cả tính mạng.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên ta có một số những nguyên nhân khác như:
- Mãn kinh: thường xảy ra ở phụ nữ ngoài 50 tuổi. Và tình trạng này sẽ khiến bạn thường xuyên bị trễ kinh.
- Mắc các bệnh phụ khoa: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng,…
Trễ kinh nhưng không mang thai có nguy hiểm không?
Trong các trường hợp sau khi quan hệ tình dục mà trễ kinh, đã thử que, không thấy mang thai hoặc thậm chí là xét nghiệm máu chắc chắn là không có thai thì có nguy hiểm không và chúng ta cần phải làm gì?
Đa phần việc trễ kinh ngắn hạn đều không quá nguy hiểm. Chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ là do bệnh lý. Việc của bạn là hãy theo dõi tiếp việc trễ kinh có kéo dài hay không.
Với một số bạn bị trễ kinh 1-2 ngày sau đó có kinh nguyệt bình thường thì các bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trễ kinh kéo dài trên 1 tuần thông thường các bạn sẽ vẫn phải kiểm tra lại, test thử thai đồng thời nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu, siêu âm lại cho các bạn để kiểm tra lại hoàn toàn tử cung, buồng trứng, hoocmon nội tiết bình thường và sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao trễ kinh. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra cách theo dõi tiếp với một số loại thuốc đơn giản.
Cần làm gì khi bị trễ kinh mà không có dấu hiệu mang thai?
Với những bạn có kinh nguyệt đều, cứ hàng tháng là đến đúng ngày thì trễ kinh 1-2 ngày cũng là có dấu hiệu bất thường. Ví dụ các bạn có quan hệ rồi thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là mình có mang thai hay không?
Cái thứ hai là bạn có thể xem lại xem cuộc sống, thời gian vừa qua chúng ta có hoạt động áp lực quá không, sinh hoạt có điều độ không, có thức khuya, hay quá căng thẳng không? Nếu có, các bạn cần phải điều chỉnh để kinh nguyệt có thể trở lại.
Một số trường hợp khác như ngừng cho con bú khá lâu hay bị mãn kinh quá sớm như người mới 36,37 tuổi đã bị mãn kinh (trường hợp này rất nhỏ) cũng làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Những trường hợp này chúng ta cần có sự hỗ trợ y tế sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa, phụ khoa để đánh giá lại chức năng nội tiết có bình thường hay không.
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Lời khuyên tốt nhất cho bạn, dù có bất kỳ nguyên nhân nào hãy theo dõi thật kỹ tình trạng này và đến cơ sở y tế sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý.