Lá trầu không có tác dụng gì ?
Trầu không một loại cây quen thuộc và phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam. Lá trầu không có tác dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không trong y học như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu chung về cây trầu không
- Tên khoa học: Piper betle L.
- Thuộc họ: Hồ tiêu (Piperaceae)
- Các tên gọi khác: Trầu cay, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng…
- Bộ phận dùng làm dược liệu: Lá trầu
Đặc điểm sinh trưởng
Trầu không là một loại cây dây leo bám. Thân, cành hình trụ, nhẵn, có khía dọc, rễ bén ở các mấu giúp cây leo bám dễ dàng. Lá trầu hình tim tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mọc so le với nhau. Mặt trên của lá màu xanh sẫm bóng, mặt dưới xanh bợt, nổi rõ gân.
Hoa trầu không mọc ở các kẽ lá, bông ngắn, màu trắng. Quả mọng, tròn, có lông ở đỉnh. Toàn cây có mùi đặc trưng là thơm, cay. Mùa hoa và quả rơi vào tầm tháng 5 đến tháng 8.
Cây trầu không ưa ẩm và ưa sáng, có thể hơi chịu bóng. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm.
Bộ phận dùng làm dược liệu
Cây trầu không được trồng chủ yếu để lấy lá. Người ta hái lá trầu têm với với vôi và ăn với quả cau. Ngoài ra, lá trầu không cũng được dùng để làm dược liệu chữa nhiều loại bệnh lý khác nhau. Cũng có khi cả rễ cây cũng được dùng làm dược liệu.
Phân bố
Thế giới: Trầu không là cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, được trồng chủ yếu ở các nước như: Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia
Ở Việt Nam: Cây thường được trồng ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang,….
2. Thành phần, hợp chất trong lá trầu không
Lá trầu không tươi chứa nhiều thành phần, hợp chất như:
- Nước (chiếm khoảng 85%)
- Protein
- Lipid
- Muối khoáng
- Chất xơ
- Cacbohidrat
- Canxi
- Sắt
- Vitamin A, B
- Tinh dầu
Trong đó, thành phần quan trọng nhất là tinh dầu với các hoạt chất: betel-phenol (giúp tạo ra mùi hương đặc trưng của trầu không) chavicol và cadinen.
3. Lá trầu không có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Nhờ thế có tác dụng chống lạnh, hạ khí, trừ phong thấp, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
Lá trầu không được Đông y ghi nhận các công dụng chữa bệnh như:
- Chữa đau bụng, đầy hơi, vết thương nhiễm trùng, mưng mủ, sưng đau,…
- Chữa mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa,…
- Chữa bệnh hen suyễn, viêm họng, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, viêm tai, viêm lợi, hôi miệng,…
- Chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm lộ tuyến cổ tử cung, chữa viêm âm đạo,…
Theo Y học hiện đại
Nhờ hàm lượng chất dẫn xuất phenol cao, có tác dụng sinh học tốt, tinh dầu lá trầu có những tác dụng dược lý như: kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa đồng thời làm giảm các độc tính tế bào.
Tiêu biểu, lá trầu không có thể ức chế một số loại vi khuẩn, nấm gây bệnh như:
- Vi khuẩn (in-vitro): Tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, khuẩn Escherichia coli, khuẩn Salmonella typhi, Staphylococcus albus, Bacillus subtilis,…
- Các chủng nấm như: Candida albicans, C. stellatoides, Aspergillus niger…
Đây là cơ sở giúp tinh dầu lá trầu không được ứng dụng như một loại kháng sinh thực vật trong việc hỗ trợ điều trị nhiều nhiều do nhiễm khuẩn gây ra.
Ngoài ra, một số tác dụng dược lý khác của lá trầu không đã được nghiên cứu và chứng minh như: Chống co thắt cơ trơn, ức chế tăng quá mức nhu động ruột, làm nhanh lành vết thương,…
4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không
Bài thuốc sát trùng, chữa vết thương hở
- Bài thuốc 1: Lá trầu không, lá thanh táo, lá cả răng cưa. Mỗi loại một nắm nhỏ, bằng nhau. Cách dùng: Đem giã nát rồi đắp lên vết thương.
- Bài thuốc 2: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi (8g), 2 lít nước. Cách dùng: Đem lá trầu không đun sôi khoảng 15 phút, để nguội, lấy nước, thêm phèn phi, đánh tan rồi lấy rửa vết thương.
Bài thuốc chữa tiểu gắt
- Bài thuốc: Rễ trầu không (hoặc thân, lá), rễ cau. Mỗi vị 10g.
- Cách dùng: Đem sắc nước uống ngày một thang, dùng vài ngày hoặc đến khi khỏi.
Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân
- Bài thuốc: Lá trầu không (12g); lá cúc tần, lá xạ can (mỗi vị 12g), nghệ già (20), một ít giấm.
- Cách dùng: Đem tất cả dược liệu còn tươi, rửa sạch, giã nát, rồi bọc vào chỗ vết sưng. Sau 2-3 ngày thay thuốc mới.
Bài thuốc chữa nấm kẽ chân
- Bài thuốc: Lá trầu không (8g), lá ráy (50g), Phèn chua (20g).
- Cách dùng: Tất cả dược liệu đem sắc lấy nước, dùng nước ngâm chân trong 15 phút, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
Bài thuốc chữa đau họng
- Bài thuốc: Lá trầu không tươi, mật ong.
- Cách dùng: Lá trầu không xay nhuyễn, gạn lấy nước trộn với mật ong rồi ngậm trong họng. Có thể uống càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa
- Bài thuốc 1: Lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước. Cách dùng: Lấy khăn bông thấm nước đó để lau rửa, vệ sinh vùng kín. Chú ý, không thụt rửa sâu hay bơm nước vào trong âm đạo.
- Bài thuốc 2: Lấy 10 lá trầu không đem rửa sạch, vò nát rồi đun với 2 lít nước, thêm 2 thìa muối biển. Cách dùng: Lấy nước ngâm vùng kín.
Bài thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Bài thuốc 1: Đun nước lá trầu không với muối trắng, khoảng 15 phút, rồi lấy nước ấm xông hơi vùng kín khoảng 10 phút.
- Bài thuốc 2: Lấy 5 lá trầu không, 3 lá húng quế, rửa sạch, thêm 1 ít muối và xay nhuyễn. Sau đó, pha loãng hỗn hợp này với nước để vệ sinh vùng kín.
Bài thuốc chữa bệnh viêm âm đạo
- Bài thuốc: Lấy 10 lá trầu không tươi và 10 lá trà xanh tươi, đen rửa sạch, vò nát và đun với 2 lít nước.
- Cách dùng: Lấy khăn bông mềm sạch thấm nước lá đã đun sôi, lau rửa vùng kín nhẹ nhàng. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.
Bí quyết chăm sóc sức khỏe vùng kín an toàn, hiệu quả
Bên cạnh bài thuốc từ lá trầu không hiện nay có rất nhiều sản phẩm tăng cường sức khỏe vùng kín, hạn chế các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín được bào chế từ các bài thuốc cổ, được nghiên cứu bằng phương pháp khoa học hiện đại, đã được chứng minh lâm sàng và cho hiệu quả rõ rệt.
Trong đó, các sản phẩm từ thương hiệu Zlove như: Zlove (Viên uống se khít âm đạo), Zlove Cool (Xịt kháng khuẩn) hay Zlove Secret (Nước hoa vùng kín), được nhiều chị em tin dùng và đánh giá cao về mặt hiệu quả.
Viên uống se khít âm đạo Zlove: Được phát triển từ bài thuốc Hoàn tân của người dân tộc Dao với 13 thành phần từ dược liệu thiên nhiên (Cốt toái bổ, nhân sâm, hoàng kỳ, miết giáp, thành ngạnh, thăng ma, đẳng sâm,….). Đặc biệt, bài thuốc được nghiên cứu bởi bác sĩ Hoàng Sầm (chủ tịch Viện Y Học Bản Địa Việt Nam) và đã được chứng minh hiệu quả thông qua các phương pháp khoa học, chứng minh lâm sàng và thực tiễn người dùng suốt hơn 5 năm qua.
Xịt kháng khuẩn Zlove Cool và Nước hoa vùng kín Zlove Secret cũng đều được phát triển từ các thành phần tự nhiên thông qua các phương pháp nghiên cứu, phân tích và bào chế hiện đại, phát huy được tối đa thành phần hoạt chất có trong mỗi dược liệu, mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người.
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vùng kín từ thương hiệu Zlove có thể nói là sự kết hợp giữa tinh hoa dược liệu từ thiên nhiên, từ các bài thuốc cổ truyền với phương pháp hiện đại. Là sự lựa chọn tiện ích, tối ưu thời gian so với các phương pháp truyền thống mà chị em thời đại 4.0 có thể tham khảo.