Đông trùng hạ thảo vị thuốc đặc biệt và quý hiếm
Đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc về vị thuốc quý hiếm này. Với giá thành đắt đỏ, đông trùng hạ thảo khô hiện nay chính là vị thuốc quý mà nhiều người săn đón. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về loại dược liệu quý và hiếm lạ này.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng… Đây vốn là một dạng kí sinh của nấm Ophiocordyceps sinensis, nấm này nằm trong nhóm nấm Ascomycetes, có trên cơ thể ấu trùng của một số loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette.
Vào mùa đông, vị thuốc này vốn là côn trùng, nằm trong đất, đến mùa hè, khi bào tử nấm ký sinh phát triển, mọc trồi lên mặt đất nên nhìn giống như một loại thực vật (thảo mộc). Chính vì sự đặc biệt này mà nó được gọi là đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo mọc ở đâu?
Đông trùng hạ thảo tươi được tìm thấy chủ yếu vào mùa hè ở một số vùng núi có độ cao từ 4.000-5.000m. Theo một số nghiên cứu, Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có chất lượng và giá thành cao nhất.
Đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý, mọc ở những vùng núi cao trên 4000-5000m
Phân loại đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo tác dụng và đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như nguồn gốc, vùng miền xuất xứ, cách chế biến…
Theo nguồn gốc:
+ Mọc tự nhiên
+ Nuôi trồng nhân tạo
Theo xuất xứ:
Có nhiều vùng xuất hiện đông trùng hạ thảo như:
+ Đông trùng hạ thảo Trung Quốc (Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam, Cam Túc…)
+ Đông trùng hạ thảo Việt Nam
+ Đông trùng hạ thảo Hàn Quốc
+ Đông trùng hạ thảo Mỹ
+ Đông trùng hạ thảo Nhật Bản
Phân loại theo cách chế biến:
+ Đông trùng hạ thảo tươi
+ Đông trùng hạ thảo khô
Thành phần dược chất của trùng thảo
Các phân tích hóa học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có nhiều dược chất có lợi ích rất lớn đối với cơ thể và sức khỏe con người. Theo đó, trong đông trùng hạ thảo có: 17 loại axit amin hiếm, lipit, D-mannitol, các nguyên tố vi lượng như Na, Si, K và một số loại vitamin A, B2, C, E, K…
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra trong vị thuốc quý này còn chứa thêm nhiều hoạt chất như: cordycepin, cordiceptic acid, hydroxyethyl-adenosine, adenosine. Đặc biệt, nhóm hoạt chất buy xeloda online (Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs) có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus rất mạnh.
Đông trùng hạ thảo chứa rất nhiều dược chất quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược rất tốt
Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Với thành phần dược chất đa dạng, giá trị, đông trùng hạ thảo là một thần dược trị bách bệnh được y học cổ truyền Trung Hoa thừa nhận. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu y học hiện đại, thần dược này có giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị ung thư
- Ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS
- Điều trị rối loạn suy giảm chức năng sinh lý
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch
- Loại bỏ một số bệnh mãn tính như: viêm gan, hen suyễn, viêm khí quản…
- Giúp loại bỏ mệt mỏi
- Giảm Cholesterol trong máu
- Giảm nguy cơ sảy thai và các tình trạng như phù nề, thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
- Giúp giảm cân, chống lão hóa, thay đổi nội tiết ở phụ nữ.
3 cách sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả:
Dùng đông trùng hạ thảo làm thuốc hay chế biến thành những món ăn đều giúp cơ thể hấp thụ được những dược chất tốt nhất. Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn từ trùng thảo.
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu:
Nguyên liệu:
- Đông trùng hạ thảo khô: 10gr
- Rượu trắng: 1lít
- Bình thủy tinh có nắp đậy
Cách làm:
- Cho đông trùng hạ thảo khô và bình thủy tinh, sau đó chế rượu trắng có nồng độ cồn trên 40 độ vào bình.
- Đậy nắp bình và bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 30 ngày là có thể sử dụng.
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Nguyên liệu:
- Đông trùng hạ thảo tươi: 100gr
- Mật ong nguyên chất: 1 lít
- Bình thủy tinh có nắp đậy
Cách làm:
- Cho đông trùng hạ thảo tươi và bình thủy tinh, đổ mật ong vào và đậy nắp lại.
- Bảo quản đông trùng hạ thảo ngâm mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 1 tuần là có thể sử dụng được.
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu hoặc ngâm mật ong rất tốt cho sức khỏe người dùng
Chim cút hầm trùng thảo
Nguyên liệu:
- Chim cút: 8 con
- Trùng thảo: 8gr
Cách làm:
- Làm sạch chim cút, ngâm qua nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra để nguội.
- Trùng thảo chia làm 8 phần, nhồi mỗi phần vào bụng chim cút và khâu lại
- Bỏ chim chút vào nồi, nêm gia vị vừa đủ và hầm trong khoảng 40 phút.
Tác dụng:
Ăn chim cút hầm trùng thảo giúp chữa đau lưng mỏi gối ho suyễn khó thở.
Ngoài dùng chim cút hầm trùng thảo, chúng ta có thể sử dụng thịt gà, thịt vịt, thịt lợn để thay thế đều cho tác dụng bồi bổ sức khỏe giảm suy nhược cơ thể hiệu quả.