Cấu tạo da – hãy đọc nếu bạn muốn có làn da trắng sáng hơn
Làm da rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi chúng ta. Bên cạnh việc đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, chất ô nhiễm, một làm do khỏe mạnh còn giúp bạn duy trì sự cân bằng của cách chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Hiểu được cấu tạo da, các chị em sẽ biết được tại sao do em bé lại đẹp hơn da người lớn, biết cách ngăn ngừa sạm da, nám da, tàn nhang, trắng da, … hiệu quả hơn.
Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn..).
Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.
Nội dung bài viết
Cấu tạo da của cơ thể người
Là cơ quan luôn luôn thay đổi, da bao gồm 3 lớp chính: Biểu bì, hạ bì (hay lớp mô mạch liên kết), Lớp mô dưới da (hay lớp mỡ dưới da) – Mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như nang, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.
I. Lớp biểu bì
Dày khoảng 0,2 mm có độ dầy khác nhau tùy tùng vùng. Dầy nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở quang mắt. Lớp biểu bì tính từ ngoài vào được chia thành 5 lớp: Lớp sừng, Lớp sáng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy.
Quá trình sừng hóa (Turnover):
Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bài mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Quá trình này thường mất đến 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng thường mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngay nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi quá trình sừng hóa diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làm da của người lớn sẽ trở nên dày, nhăn nheo. Quá trình sừng hóa của em bé diễn ra nhanh hơn và liên tục, nên da em bé lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.
– Nếu quá trình sừng hóa diễn ra chậm, lớp sừng sẽ không tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành 1 lớp dày. Hiện tượng này được gọi là sừng hóa quá độ.
– Ngược lại nếu sừng hóa diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, dẫn đến khả năng giữ nước giảm. Da sẽ trở nên khô ráp. Hiện tượng này gọi là sừng hóa không hoàn toàn.A. Lớp đáy: (lớp mầm, hạt sắc tố melanin tạo ra tại “nhà máy” hắc tố bào melanocyte)- Là lớp dưới cùng biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy sẽ được diễn ra liên tục- Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố Melanocytes (Chân nám), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.
Tế bào chứa melanin quyết đinh màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ mầu da này sang mầu da khác được.
Melanin và sắc tố da:
Khi ra nắng cơ thể sẽ có phản ứng tự vệ: Tuyến mồ hôi sẽ tiết ra axit urocanic, tế bào hạt sinh ra hắc tố melanin, tế bào sừng dày ra để cản tia tử ngoại. Phản ứng tự vệ này gây ra bất lợi về thẩm mỹ trên da: Tế bào sừng dày ra để cản tia tử ngoại. Phản ứng tự vệ này gây ra bất lợi về mặt thẩm mỹ trên da: tế bài sừng dày ra, bịt chặt tuyến bã nhờn gây mụn, sắc tố melanin làm da sậm lại -> Da sần sùi, đen sạm đi vè dễ nổi mụn.
B. Lớp gai: (Kho tích lũy melanine, tích nước, chống tia tử ngoại, các tác nhân xâm hại)
– Có từ 5 đến 10 lớp là lớp dầy nhất trong biểu bì
– Bề mặt tế nào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau là nơi diễn ra sự trao đổi chất, phát triển biệt hóa các tế bào.
C. Lớp hạt: (xuất hiện các hạt keratohyaline và hiện diện melanine cùng với thành phần tiền tế bào sừng)
Có từ 2 đến 3 lớp, lớp hạ được hình thành do gai phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.
D. Lớp sáng: (Lớp biệt hóa trước khi trở thành lớp sừng, trong suốt, ít ngấm nước, ít cản tia, là nghèo mạch máu nuôi dưỡng)
– Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
Lớp biệt hóa trước khi trở thành lớp sừng, trong suốt, ít ngấm nước, ít cản tia, là nghèo mạch máu nuôi dưỡng
E. Lớp sừng: (bảo vệ da, ngăn sự mất nước của da, chủ yếu là keratin-rửa mặt thường xuyên tạo điều kiện)
– Có từ 10 đến 20 lớp
– Là lớp trên cùng của biểu bì, gồm nhưng tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da.
– Ở lớp này có các yếu tố giữ ẩm tự nhiên và chất béo Ceramide, có chức năng hoạt động như một rào cản giúp giữ nước cũng như ngăn cản sự xâm nhập của sinh vật lạ vào cơ thể.
II, Lớp hạ bì (hay lớp mô mạch liên kết)
Tuyến nhờn, mồ hôi nằm ở lớp trung bì này nên cũng có sự liên quan đến yếu tố mụn. Trong lớp này có các sợi sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi. Các mạch máu, dây thần kinh, hyaluronic acid (giúp giữ nước).
III – Lớp mô dưới da (hay lớp mỡ dưới da)
NGUYÊN NHÂN, LÝ DO KHIẾN DA BỊ SẠM MÀU
Các bạn gái đã bao giờ đặt ra câu hỏi cho bản thân như:
Tại sao là da của mình lại không trắng sáng như những bạn gái khác?
Tại sao mình áp dụng công thức làm trắng da như những bạn gái khác mà da mình vẫn không đổi mầu?
Dưới đây chính là những nguyên nhân khiến cho da bạn bị sạm đi nhé!
Da sạm màu do yếu rối chủ quan của cơ thể:
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Bạn thường xuyên ăn các chất kích thích làm tăng sắc tố da của bạn, đồng thời khiến da khô, tăng lớp sừng trên bề mặt da làm do bị sạm màu.
Do bệnh lý: Dư thừa sắt, suy thuận, rối loạn nội tiết tố…gây hiện tượng do bị sạm màu và rất khó cải thiện
Có thể nước da cơ bản của bạn đã không được trắng sáng, đây là do yếu tố di truyền gây nên.
Da sạm do các yếu tối khách quan từ bên ngoài
Tác hại của ánh nắng mặt trời: Đây là một yếu tố rất quan trọng, tia UV của ánh nắng mặt trời làm cho làn da của bạn bị sạm đi nếu việc tiếp xúc với nó hàng ngày là quá lớn, thậm chí làn da của bạn còn xuất hiện tàn nhang và bị tổn thương nặng nề.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, làm cho làn da của bạn bị sạm màu một cách không lành mạnh.
Thức khuya và làm việc với máy tính: 23h là quãng thời gian tối kỵ cho làn da, tốt nhất bạn nên ngủ trước 23h nếu thường xuyên thức khuya làn da của bạn sẽ bị thâm đen, nổi mụn do các tiết tố trong cơ thể khó lưu thông và các dây thần kinh làm việc căng thẳng sẽ gây nên sự ức chế cho làn da. Một số người có thói quen làm việc với máy tính với cường độ mạnh cũng vậy, làn da của họ cũng kém sắc hơn những người ít tiếp xúc với máy tình và có thói quen đi ngủ sớm hơn. Bên cạnh đó việc ngủ sớm, làm việc nhiều với máy tính sẽ khiến làn da của bạn sớm bị lão hóa.
Lạm dụng mỹ phẩm: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến làn bạn. Việc sử dụng mỹ phẩm quá nhiều khiến da không có độ thông thoáng, lỗ chân lông bị bít lại gây mụn và làn da của bạn bị sạm màu đi. Đấy là chưa kể đến việc bạn sử dụng những mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng gây nên hiện tượng da bị sạm màu, dị ứng và nổi mụn triền miên
Gọi ngay 0967.384.300 hoặc số 0963.008.855 để đặt hàng hoặc tư vấn thêm về bệnh. Bạn cũng có thể để lại sđt, tên, và câu hỏi trên ô chát chúng tôi sẽ gọi điện trực tiếp và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!