Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề nan giải mà người bệnh luôn tìm đáp án. Một chế độ ăn uống tốt hợp vệ sinh không những giúp người bệnh mau phục hồi mà còn hỗ trợ con người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh tiêu biểu nhất liên quan tới hệ tiêu hóa đường ruột, là một căn bệnh dường như thường gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ thì giờ đây ai ai cũng có thể mắc bệnh. Với các chế độ sinh hoạt không hợp lý, dinh dưỡng không cân bằng trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ngày càng cao.
Hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến người bệnh luôn cảm thấy bụng chướng khó chịu, ăn uống không ngon miệng, tâm lý không được thoải mái và dễ khiến bực bội cáu bẳn. Một chế độ ăn uống lành mạnh có ảnh hưởng không nhỏ trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Không có sự cân bằng về hàm lượng dinh dưỡng như quá nhiều/quá ít chất hoặc chỉ sử dụng một loại thực phẩm mà không đa dạng thì đều không mang lại sức khỏe cho con người. Vậy nên ăn gì và kiêng ăn gì để phòng ngừa và bệnh tiêu hóa mau khỏi hơn?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?
I. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Nước: chiếm tỷ lệ khoảng 64% trong cơ thể nam giới và khoảng 70% trong cơ thể nữ giới, là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nhiều nước giúp quá trình đào thải ở thận diễn ra tốt hơn. Trung bình mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,5 – 3 lít nước là tốt nhất. Nếu có thể uống kết hợp với nước khoáng có chứa hàm lượng kali (K), magiê (Mg) thì tốt hơn.
Thịt nạc, thịt gà, đậu hũ: Là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao vừa có khả năng tái tạo niêm mạc trong đường ruột và khả năng tổng hợp kháng thể khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất vôi cần thiết cho khả năng chống dị ứng của tuyến thượng thận. Nên ăn thịt trắng thay cho thịt đỏ bởi thịt đỏ có chứa nhiều lượng chất khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa.
Sinh tố D (Vitamin D): Có tác dụng kháng viêm trong các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Các thực phẩm có nhiều hàm lượng sinh tố D như: trứng luộc và cá biển. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này không nên sử dụng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng khoảng 3 lần trong tuần.
Trái cây: Là nhóm thực phẩm chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Vitamin C có thể giúp các vết loét trên niêm mạc mau lành hơn, kích thích quá trình tái tạo tế bào cơ thể và quá trình thải bỏ cặn bã trong cơ thể hơn nữa lại rất tốt cho làn da của chị em. Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn ổi, đây là một loại trái cây chứa hàm lượng chất chát tốt có khả năng làm êm dịu hệ thống đường ruột và cũng là loại quả có rất nhiều Vitamin C.
Thực phẩm mà người rối loạn tiêu hóa nên ăn
Sữa chua: có chứa nhiều lợi khuẩn lành mạnh, là nguồn bổ sung men tiêu hóa dồi dào tự nhiên cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm vừa có khả năng kích thích hệ tiêu hóa thay vì các loại thuốc chứa men đồng thời lại rất tốt cho chị em phụ nữ.
Ngũ cốc nguyên hạt: có chứa chất xơ rất cần thiết trong việc bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và có thể hạn chế nhiều căn bệnh khác. Các loại ngũ cốc nên ăn như: yến mạch, gạo nứt. Lưu ý: số lượng ăn cần hạn chế không nên sử dụng thay thế hoàn toàn tinh bột.
Khoai lang, chuối: là nhóm thực phẩm bổ sung Vitamin B6 và Kalium. Lượng chất này rất tốt cho tiêu hóa nhưng cũng dễ bị thoát ra ngoài khi cơ thể bị tiêu chảy nên cần bổ sung.
Gừng: là loại gia vị trong nấu ăn nhưng cũng là một vị thuốc tốt từ lâu đã được sử dụng để làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ chữa rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột như đau bụng, đắng miệng, đầy hơi, buồn nôn,…
II. Người bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?
Khi hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, đường ruột của người bệnh khá nhạy cảm thậm chí các thức ăn khi ăn đều có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Với một số thể trạng cơ thể khác nhau, tùy theo triệu trứng xuất hiện và từng bệnh lý khác nhau mà chế độ ăn kiêng của mỗi người cũng có thể khác nhau.
Bệnh rối loạn tiêu hóa do trào ngược dạ dày, thực quản: triệu trứng thường thấy là đau ngực, khó thở hơn bình thường, khó nuốt, có hiện tượng trào ngược khi ăn các đồ chua. Khi đó người bệng cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, càfé, rượu, ớt các chất có hàm lượng đường cao. Cần tránh cả các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bạc hà, thịt xông khói, hạn cơhế ăn đồ chiên, đồ nướng, đậu phộng.
Ngoài ra cần tránh thêm các chế phẩm từ sữa động vật, hãy thay thế sữa động vật bằng loại sữa xay nguyên xác từ đậu nành.
Bị bệnh rối loạn tiêu hóa cần kiêng ăn gì và tránh các loại thực phẩm gì ?
Rối loạn tiêu hóa do bệnh loét dạ dày: Lúc này, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột non đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều này dẫn đến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng di thiếu một số vi chất như Vitamin, sắt, khoáng do sự hấp thu kém. Biểu hiện dễ thấy nhất là đau bụng, phân có dấu hiệu loãng kèm theo chảy nước. Vì vậy người bị mắc bệnh rối loạn hệ tiêu hóa trong trường hợp này cần kiêng ăn bánh mỳ, các loại mỳ, bánh quy và các chế phẩm ngũ cốc khác. Ngoài ra, nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít axit, nhạt để hệ tiêu hóa không bị áp lực trong quá trình hoạt động. Tuyệt trối tránh xa các loại thực phẩm như đồ nướng, đồ chiên, các đồ uống có chứa cồn và Xanthine.
Có thể thấy rằng, rối loạn hệ tiêu hóa có rất nhiều biểu hiện bởi chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần tìm hiểu thật rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu hóa của mình để từ đó thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm chức năng để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh hơn và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Các bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hoặc sản phẩm có thể chat trực tiếp với chuyên gia tư vấn hoặc liên hệ 0967384300 hoặc 0963.008.855 để được tư vấn thêm về bệnh. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!