Bệnh máu nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách điều trị
Máu nhiễm mỡ hiện nay là một căn bệnh rất phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Những biến chứng rất nguy hiểm từ căn bệnh này khiến nhiều người tỏ ra lo lắng. Sau đây là thông tin về máu nhiễm mỡ, nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị.
Máu nhiễm mỡ là hiện tượng mà lượng mỡ trong máu cao hơn mức bình thường và gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh bởi chúng dễ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Thông tin về căn bệnh này đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Mời các bạn cùng tìm hiểu về: Bệnh máu nhiễm mỡ, nguyên nhân, triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
I/ Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ hay (mỡ máu cao) là tình trạng dư thừa mỡ trong máu. Lipid là 1 trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể gồm: Glucid (chất bột đường), protein (chất đạm) và Lipid (Mỡ). Bình thường thì trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá thông qua chỉ số xét nghiệm của cholesterol, triglycerid… Nếu những chỉ số này cao hơn mức cho phép thì được gọi là mỡ máu cao. Lượng cholesterol cao chính là chỉ số đặc trưng của bệnh. Cholesterol trong máu được tạo bởi một nhóm các chất béo cần thiết đối với cơ thể. Các chất béo này được sản xuất ở trong gan để ổn định màng tế bào & làm cho chúng thẩm thấu các chất dinh dưỡng.
Khi cơ thể có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, bệnh nhân có thể mắc nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm gia tăng huyết áp, tắc nghẽn các mạch máu đặc biệt mạch máu ở não & mạch vành, làm tăng thêm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ về sau.
II/ Nguyên nhân của bệnh máu nhiễm mỡ
Do giới tính- tuổi tác: Thật bất ngờ khi giới tính và tuổi tác cũng có liên quan tới nguyên nhân máu nhiễm mỡ. Các cũng đã nghiên cứu và chứng minh Estrogen ảnh hưởng tới sự chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng đến các mạch máu. Nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride nhỏ hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi đã bước sang giai đoạn mãn kinh thì lượng triglyceride và cholesterol xấu này sẽ ngày càng tăng và khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch cũng cao hơn ở nữ giới.
III/ Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ.
IV/ Cách hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ.
- Đối với bệnh máu nhiễm mỡ bạn cần đi kiểm tra và theo dõi định kì từ 3-6 tháng một lần, hoặc mỗi năm tùy theo sự hướng dẫn của .
- Kiểm soát cân nặng hàng tháng nếu đã thấy có dấu hiệu thừa cân thì cần xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để làm giảm bớt lượng cân thừa.
- Chế độ vận động: Chọn một môn thể thao yêu thích và phù hợp đối với sức khỏe của bạn và tập luyện thường xuyên. Nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập luyện có thể tăng dần theo tuỳ theo khả năng của bạn.
- Bạn có thể phải cần dùng thêm thuốc nếu đã áp dụng những phương pháp ăn uống, tập luyện… mà lượng mỡ trong máu vẫn còn cao.
- Ngoài ra, luôn giữ lượng mỡ trong máu ở mức độ tối ưu nhất nếu bạn đang mắc những bệnh như đái tháo đường, suy thận mãn tính, thiếu máu cơ tim… đi kèm theo
- Thời gian sử dụng thuốc đối với người bị bệnh máu mỡ tùy thuộc vào bạn việc có đang mắc thêm căn bệnh nào khác không hoặc các chỉ số của bạn đang là bao nhiêu, liệu trình thông thường sẽ từ 4-8 tuần đối với người mỡ máu cao và không mắc thêm bệnh nào khác, hoặc là 3-6 tháng hay từ 6 tháng đến 1 năm đối với người mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau.
- Loại bỏ các thói quen xấu hàng ngày làm bệnh mỡ máu cao trầm trọng như sử dụng quá nhiều thuốc lá, bia, rượu các chất có chứa nồng độ cồn cao bởi những khi sử dụng chúng sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.
- Quan trọng nhất là cách ăn uống phòng tránh máu nhiễm mỡ:
- Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp: Đây là nguyên tắc hàng đầu và thiết yếu đối với người bị bệnh mỡ máu cao. Các thực phẩm chứa lượng cholesterol ít đó là rau xanh, bí đỏ, nấm hương, các sản phẩm được làm từ lạc, đậu thịt nạc…
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no: Đây là các chất rất dễ làm tắc động mạch. Theo đó, bạn cần hạn chế mỡ động vật và sữa. Nếu như cần uống sữa chỉ nên sử dụng loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ từ 1-2%. Nên sử dụng dầu đậu nành, dầu olive, dầu hướng dương thay thế cho mỡ lợn.
- Ăn nhiều hoa quả: đối với bệnh mỡ máu cao thì ăn nhiều, đặc biệt những hoa quả có ít ngọt như lê, ổi, mận, táo, cam, bưởi… sẽ giúp tăng cường lượng chất xơ trong bữa ăn. Đây là các chất xơ dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có chứa nhiều chất xơ hòa tan sẽ làm giảm chất béo & cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, không những thế còn giúp hệ tiêu hóa được hỗ trợ và cải thiện.
- Không nên ăn hơn 255g/1 tuần thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như trâu, bò, cừu, ngứa… có chứa rất nhiều cholesterol, nếu bạn sử dụng nó nhiều sẽ làm tăng bệnh. Thay vào đó thì người bị máu nhiễm mỡ nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm loại bỏ da, đặc biệt nên ăn cá nhiều hơn thịt để có thể thu nhận được acid béo hệ Omega-3, loại acid béo này có tác dụng bảo vệ tim mạch. Một số loại cá rất tốt như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá thu…
- Không ăn tối quá muộn: Không ăn tối quá muộn nhất là với thức ăn nhiều đạm bởi rất khó tiêu hoá & sẽ làm cholesterol đọng lại trên thành động mạch dẫn tới xơ vữa động mạch.